Trong quản lý hàng tồn kho, mô hình EOQ là một trong những mô hình định lượng phổ biến được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này có thể gặp phải nhiều thách thức và khó khăn trong tính toán. Vì vậy, để giúp các bạn hiểu rõ hơn về mô hình quản trị hàng tồn kho EOQ và giải quyết những khó khăn khi áp dụng nó. Dapanchuan.com xin chia sẻ cho mọi người những bài tập mô hình EOQ có lời giải mới nhất ở bài viết sau đây.
Mô hình EOQ là gì?
Bạn hiểu rõ về mô hình quản lý hàng tồn kho EOQ không? EOQ là viết tắt của “Economic Order Quantity”, một mô hình định lượng được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu để đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu bán hàng của công ty.
Mô hình này dựa trên hai loại chi phí: chi phí mua hàng và chi phí lưu trữ hàng tồn kho. Khi giá nguyên liệu tăng, giá vốn hàng hóa sẽ giảm, điều này sẽ làm tăng chi phí lưu trữ hàng tồn kho. Vì vậy, có một mối tương quan nghịch giữa hai loại chi phí này. Mục tiêu của mô hình EOQ là tính toán để tối ưu hóa tổng chi phí này. Mục tiêu là giảm tổng chi phí càng nhiều càng tốt.
Công thức của mô hình EOQ như hình sau:
Trong đó:
- D là lượng hàng tồn kho cần thiết cho từng năm
- S là chi phí cần phải trả cho mỗi lần đặt hàng, gồm chi phí vận chuyển, chi phí gọi điện, phí kiểm tra, phí giao hàng…
- H là chi phí lưu kho hàng hóa, gồm tiền thuê các kho bãi, máy móc – thiết bị, chi phí điện – nước, lương nhân viên…
Đặc điểm của mô hình EOQ
EOQ là một mô hình quản lý hàng tồn kho dựa trên tính chất định lượng để xác định mức tồn kho tối ưu cho các doanh nghiệp. Mô hình này dựa trên hai loại chi phí tồn tại trong doanh nghiệp: chi phí đặt hàng và chi phí lưu trữ hàng tồn kho.
Thực tế cho thấy, hai loại chi phí này có mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau, khi chi phí nguyên vật liệu/hàng hóa tăng thì chi phí đặt hàng giảm và chi phí lưu trữ hàng tồn kho tăng. Mục tiêu của mô hình EOQ là tính toán sao cho tổng của hai loại chi phí này đạt mức thấp nhất có thể.
Ưu điểm và hạn chế của mô hình EOQ
- Ưu điểm của mô hình EOQ là tính đơn giản và dễ áp dụng trong nhiều phân xưởng khác nhau. Do đó, mô hình này giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ các chi phí đặt hàng và lưu kho, nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, mô hình EOQ cũng có một số hạn chế như giả định đầu vào không thực tế. Các yếu tố đầu vào cho mô hình EOQ giả định rằng nhu cầu của khách hàng là không đổi trong ít nhất một năm. Điều này khó có thể đảm bảo trong môi trường thị trường động. Ngoài ra, việc giả định các chi phí mua hàng và lưu kho hàng hóa không thay đổi cũng khiến tính toán tồn kho trở nên khó khăn trong môi trường kinh doanh luôn biến động.
Bài tập mô hình EOQ có lời giải
Sau đây là 5 bài tập mô hình EOQ có lời giải mà mọi người có thể tìm hiểu để hiểu hơn về mô hình này:
Bài tập quản trị hàng tồn kho EOQ
Công ty E.V hiện chuyên mua bán máy tính tay cá nhân. Cứ mỗi lần tiến hành đặt hàng là công ty tốn một khoản chi phí là 4.500.000 đồng/ mỗi đơn hàng. Chi phí tồn trữ hàng năm mà công ty tính toán được là 1.700.000 đồng/ mỗi sản phẩm/mỗi năm. Các nhà quản trị hàng tồn kho ước lượng được nhu cầu hàng năm là 1.200 sản phẩm.
Hãy tính số lượng đặt hàng tối ưu để đạt được tổng chi phí tồn trữ ở mức tối thiểu.
Bài giải:
Theo thông tin đề bài ta có:
D = 1.200 sản phẩm
S = 4.500.000 đồng
H = 1.700.000 đồng
Trước tiên chúng ta sẽ xác định lượng đặt hàng tối ưu cho từng lần đặt là:
Q=√2.D.S/H=√2∗1.200∗4.500.000/ 1.700.000 = 79,7 (sản phẩm)
Tiếp theo chúng ta sẽ tính tổng chi phí thực hiện là:
TC= Cdh+Clk = (D/Q) x S+(Q/2) x H= (1.200/ 79,7) x 4.500.000+ (79,7/2) x1.700.000=135.499.100 (đồng)
Bài tập quản trị kho hàng EOQ
Một nhà sản xuất đã nhận được bảng báo giá về chi tiết sản phẩm X của nhà cung cấp như sau:
Lượng đặt mua | 1-199 | 200-599 | trên 600 |
Đơn giá (đồng) | 65.000 | 59.000 | 56.000 |
Biết rằng mức sử dụng trung bình của chi tiết sản phẩm X hàng năm là 700 chi tiết và chi phí tồn trữ dự kiến là 14.000 đồng/chi tiết/năm. Mỗi lần đặt hàng thì nhà sản xuất sẽ tốn một khoản chi phí khoảng 275.000 đồng. Hỏi rằng nhà sản xuất nên đặt hàng bao nhiêu để được hưởng được lợi ích nhiều nhất theo như bảng chiết khấu trên.
Bài giải:
Trước tiên, chúng ta cần xác định được lượng đặt hàng tối ưu theo như mô hình EOQ
Q=√2.D.S/ H= √2∗700∗275.000/ 14.000 =165,83 (chi tiết)
Như vậy số lượng đặt hàng ở trong mức chiết khấu 1 nên chúng ta xác định tổng chi phí tương ứng với trường hợp này là:
TC= Cdh+Clk+Cvl = (D/Q) x S+(Q/2) x H + D x g
= (700/ 165,830 x 275.000 + (165,83/2) x 14.000 + 700 x 65.000=47.821.000d đồng
Kế đến, chúng ta tính chi phí ứng với kích thước đơn hàng ứng theo mức giá thứ 2 là
TC2 = (700/200) x 275.000 + (200/ 2) x 14.000 + 70 x 59.000 = 43.662.500 đồng
Cuối cùng, chúng ta tính chi phí ứng với mức chiết khấu thứ 3 là:
TC3= (700/ 600) x 275.000+ (600/ 2) x 14.000 + 700∗56.000= 43.720.830 đồng
Ta nhận thấy được tổng chi phí nếu đặt hàng theo mức Q = 200 (chi tiết) thì tổng chi phí của tồn kho sẽ ở mức thấp nhất. Vậy ta sẽ chọn mức này để đặt hàng.
Bài tập quản trị hàng tồn kho có đáp án
Khách sạn Sao đêm đang triển khai chủ trương cung cấp cho khách hàng các hộp xà bông tắm mỗi khi họ đến thuê phòng. Lượng tiêu thụ hàng năm của loại xà bông tắm này tại khách sạn Sao Đêm là 2.000 hộp. Cứ mỗi lần đặt hàng, khách sạn phải chịu thêm khoản phí là 10.000 đồng, bất kể là số lượng đặt hàng mỗi lần nhiều hay ít.
Mỗi năm sẽ có khoảng 5% lượng xà bông sẽ bị thất thoát, hư hỏng mỗi năm do các điều kiện khác nhau. Hơn nữa, khách sạn còn chi ra khoảng 15% đơn giá dành cho việc tồn trữ. Hãy tính lượng đặt hàng tối ưu cho từng lần đặt hàng. Nếu biết đơn giá của mỗi hộp xà bông là 5.000 đồng.
Bài giải:
Trước tiên, chúng ta phải xác định tổng chi phí tồn trữ bao gồm cả phí tổn thất trong thời gian dự trữ xà bông. Do đó tổng chi phí tồn trữ phát sinh là:
H = 5.000 (5%+15%) = 1.000đồng/hộp xà bông/năm
Lượng đặt hàng tối ưu cho từng lần đặt là:
Q = √2.D.S/ H= √2∗2.000∗10.000/ 1.000=200 (hộp xà bông)
Tính tổng chi phí cho số lượng hàng tồn kho phát sinh hàng năm:
TC = Cdh+Clk+Cvl
= DQS+Q2I.g+D.g
= (2.000/ 200) x 10.000 + (200/ 2) x 20 + 2.000 x 5.000 = 10.200.000 đồng.
Bài tập tính lượng đặt hàng tối ưu theo mô hình EOQ
Một công ty hiện đang chuyên sản xuất chuồng gà công nghiệp cho những nhà chăn nuôi gà. Nhu cầu về loại chuồng gà đẻ hàng năm là 100.000 chuồng. Tuy đều sản xuất những chi tiết giống nhau nhưng khi công ty quyết định chuyển đổi loạt sản xuất từ chuồng gà thịt sang sản xuất chuồng gà đẻ hoặc ngược lại thì công ty đã tốn khoản chi phí là 100.000 đồng.
Chi phí sản xuất cho mỗi chuồng gà là 40.000 đồng và mức chi phí tồn trữ là 25% trên tổng chi phí sản xuất cho từng chuồng/năm. Nếu mức cung cấp chuồng của công ty hiện tại là 1.000 chuồng/ngày thì kích thước lô sản xuất tối ưu nhất là bao nhiêu. Biết rằng số ngày làm việc trong năm của công ty đó là 250 ngày.
Bài giải
Theo thông tin như đề bài, ta có giá trị của các chỉ tiêu như sau:
Chi phí tồn trữ là H = 40.000*25% = 10.000 đ/năm
Chi phí đặt hàng là S = 100.000 đ/đơn hàng
Nhu cầu hàng năm là D = 100.000 chuồng/năm
Nhu cầu hàng ngày là d = 100.000 chuồng /250ngày = 400 chuồng/ngày
Mức sản xuất hàng ngày là p = 1.000 chuồng/ngày
Dựa trên các chỉ tiêu trên, chúng ta xác định được kích thức lô hàng tối ưu cho từng loạt sản xuất là:
Q= √2.D.S.p/ H(p−d) = √2×100.000×100.000×1.000/ 10.000(1.000−400) = 1.825,74 ≈ 1.826 (chuồng)
Hãy tính tổng chi phí cho số lượng hàng tồn kho phát sinh mỗi năm là:
TC = Cdh+Clk+Cvl = (D/Q) x S+((Q(p−d))/ 2p) x I*g+ D*g
TC= 100.000/1.826 x 100.000 +1.826*(1.000−400)/ 2*1.000x 25 x 40.000 + 100.000 x 40.000 ≈4.010.954.450 đồng
Bài tập về mô hình EOQ có lời giải chuẩn
Một nhà cung ứng khoai tây đã gửi bảng chào hàng cho nhà hàng Bình Minh như sau:
Lượng đặt mua (kg) | 1-299 | 300-499 | trên 500 |
Đơn giá (đồng/kg) | 2.000 | 1.500 | 1.000 |
Nhu cầu của nhà hàng hiện tại là 5 tấn/năm và đặt hàng mỗi tuần 100kg (nhà hàng này mở cửa 50 tuần/năm). Chi phí đặt hàng là 2.500 đồng tiền cước điện thoại cho mỗi lần đặt hàng, nó không phụ thuộc vào số lượng hàng đặt hàng là bao nhiêu. Chi phí tồn trữ được ước tính là 20% giá mua khoai tây.
Hỏi nhà hàng nên đặt hàng bao nhiêu để tối thiểu hóa được chi phí tồn kho (giả sử khoai tây không bị ảnh hưởng trong suốt thời gian tồn trữ).
Bài giải
Bước 1, chúng ta xác định lượng đặt hàng tối ưu tương ứng với mỗi mức giá:
Q1= √2.D.SI.g = √2 x 5.000 x2.500/ 20% x 2.000 =250kg
Q2= √2.D.SI.g = √ 2 x 5.000 x 2.500/ 20% x 1.500 ≈289kg
Q3= √2.D.SI.g = √2 x 5.000 x 2.500/ 20% x 1.000 ≈354kg
Bước 2, ta sẽ điều chỉnh chỉ số Q cho phù hợp với giá ở mỗi mức khấu trừ:
Q1= 250kg là phù hợp
Q2 ≈ 289kg phải nâng lên mức tối thiểu là 300 kg
Q3 ≈ 354kg phải nâng lên mức tối thiểu là 500 kg
Bước 3, chúng ta tính tổng chi phí ở mỗi mức khấu trừ.
TC= Cdh+Ctt+Cmh = (D./Q) x S+(Q/ 2) I.g+D.g
TC1= (5.000/ 250) x 2.500+(250/ 2) x 2.000∗20+ 5.000 x 2.000 = 10.100.000 đồng
TC2= (5.000/ 300) x 2.500 + (300/ 2) x 1.500 x 20 + 5.000 x 1.500 = 7.586.700 đồng
TC3= (5.000/ 500) x 2.500+ (500/ 2) x 1.000 x 20 + 5.000×1.000=5.075.000 đồng
Sau khi so sánh 3 mức tổng chi phí ở cả 3 mức khấu trừ, chúng ta có thể chọn phương án đặt hàng là 500kg cho từng lần đặt hàng, khi đó thì tổng chi phí sẽ ở mức thấp nhất và bằng 5.075.000 đồng/năm.
Tổng hợp lại, bài viết đã giới thiệu đến mọi người về khái niệm và những bài tập mô hình EOQ có lời giải, cùng những ưu điểm và hạn chế của mô hình này. Hy vọng qua bài viết này, mọi người đã có thêm kiến thức và kinh nghiệm để áp dụng mô hình EOQ vào học tập và công việc của mình một cách hiệu quả.