Trong văn học thì việc sử dụng các biện pháp tu từ thì luôn xảy ra thường xuyên và các bạn học sinh cần nắm rõ cách sử dung nó. Với bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ cùng các bạn ôn tập lại về các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, nói quá. Trước khi cùng ôn tập thì chúng ta hãy cùng xem lại định nghĩa của biện pháp tu từ nhé.
Biện pháp tu từ là gì?
Các biện pháp tu từ là nội dung quan trọng trong chương trình học ngữ văn của các bạn học sinh. Biện pháp tu từ cũng thường xuyên được các giáo viên văn học đưa vào trong các bài tập đọc hiểu, xác định những biện pháp tu từ và phân tích tác phẩm văn học…
Biện pháp tu từ là cách sử dụng từ ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm
Mục đích của biện pháp tu từ là gì? – So với việc sử dụng ngôn ngữ thông thường, sử dụng biện pháp tu từ giúp tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm.
Ôn tập các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, nói quá
Trong chương trình ngữ văn, học sinh được làm quen rất nhiều biện pháp tu từ. Trong đó, có 12 biện pháp tu từ thường gặp nhất trong các nội dung luyện từ cũng như phân tích tác phẩm văn học, bao gồm:
Nhân hóa
So sánh
Đảo ngữ
Ẩn dụ
Hoán dụ
Nói quá
Điệp ngữ
Liệt kê
Chơi chữ
Câu hỏi tu từ
Dấu chấm lửng
Nói giảm, nói tránh
Tuy nhiên thì ngày hôm nay chúng ta chỉ cùng ôn tập 3 biên pháp tu từ thường gặp nhất trong các bài kiểm tra của các giáo viên dạy Văn đó chính là biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, nói quá. Vậy bây giờ chúng ta sẽ cùng đi ôn tập định nghĩa cũng như là ví dụ để có thể hình dung rõ hơn về các biện pháp tu từ này nhé.
Biện pháp tu từ Ẩn dụ
Biện pháp tu từ Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác, mà giữa chúng có nét tương đồng với nhau. Tác dụng của biện pháp tu từ Ẩn dụ là nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho chủ thể được nhắc đến trong câu.
Biện pháp tu từ Ẩn dụ phân loại
Biện pháp tu từ Ẩn dụ cũng được phân thành nhiều loại mà ta có thể kể đến những loại sau đây:
Biện pháp tu từ Ẩn dụ hình thức
Biện pháp tu từ Ẩn dụ hình thứ là người nói hoặc người viết cố tình giấu đi một phần ý nghĩa trong câu.
Ví dụ: “Đầu đường lửa lựu lập lòe đơm bông” (Truyện Kiều)
Lửa lựu là ẩn dụ hình ảnh bông hoa cây lựu đỏ như màu lửa
Ẩn dụ cách thức – Người nói thể hiện vấn đề bằng nhiều cách, qua đó diễn đạt được hàm ý nào đó
Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Quả là ẩn dụ cách thức chỉ “thành quả” lao động
Kẻ trồng cây là ẩn dụ chỉ người đã tạo ra thành quả đó
Biện pháp tu từ ẩn dụ phẩm chất
Biện pháp tu từ ẩn dụ phẩm chất là thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác trên cơ sở tương đồng
Ví dụ: “Người cha mái tóc bạc / đốt lửa cho anh nằm”
Người cha là ẩn dụ để nói về Bác Hồ, thể hiện ngụ ý về sự ân cần của Bác như người thân và bày tỏ lòng kính yêu với Bác như cha mẹ sinh thành.
Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – từ diễn đạt tính chất, đặc điểm của sự vật được cảm nhận bằng giác quan này nhưng được dùng để miêu tả cảm nhận trên giác quan khác
Ví dụ: Giọng nói cô ấy thật ngọt ngào
Giọng nói được nhận biết qua thính giác (tai) nhưng lại dùng từ miêu tả cảm nhận của vị giác (ngọt ngào) để diễn đạt
Biện pháp tu từ Hoán dụ
Biện pháp tu từ Hoán dụ là nghệ thuật tu từ dùng cách gọi tên sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. Mà giữa hai đối tượng có nét tương cận (có mối liên quan với nhau). Biện pháp tu từ Hoán dụ giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm trong sự diễn đạt.
Biện pháp tu từ Hóa dụ phân loại
Biện pháp tu từ hoán dụ cũng được phân thành nhiều loại mà ta có thể kể đến những loại sau đây:
Biện pháp tu từ Hóa dụ lấy bộ phận chỉ toàn thể
Ví dụ: “Anh ta nhanh chóng bị hạ gục bởi một tay bắn súng cừ khôi”
Tay bắn súng: Hoán dụ lấy “tay” – bộ phận cơ thể để chỉ toàn bộ 1 con người.
Biện pháp tu từ Hóa dụ lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
Ví dụ: “Vì sao Trái Đất nặng ân tình / Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh” – thơ Tố Hữu
Trái Đất là vật chứa đựng dùng để chỉ vật bị chứa đựng chính là dân tộc Việt Nam
Biện pháp tu từ Hóa dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật
Ví dụ: Mập mờ áo hồng bên hiên lớp / Bối rối mắt xanh trốn má đào
Áo hồng và má đào đều là dấu hiệu của một cô gái
Mắt xanh là dấu hiệu của một chàng trai trẻ bối rối khi đứng trước người mình thích
Biện pháp tu từ Hóa dụ lấy cái cụ thể gọi tên cái trừu tượng
Ví dụ: “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” – (cao dao Việt Nam)
Một cây và Ba cây là hoán dụ để chỉ số lượng ít và số lượng nhiều
Biện pháp tu từ Nói quá
Nói quá còn được gọi là ngoa ngữ (lòi nói ngoa, nói quá sự thật), phóng đại (phóng ra cho to), cường điệu (nói mạnh, nói hơn lên), thậm xưng (nói quá sự thật thưòng nhằm mục đích hài hước).
Biện pháp tu từ Nói quá là phép tu từ dùng cách phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả. Qua đó nhấn mạnh, gây ấn tượng, làm tăng sức biểu cảm cho câu.
N ện pháp tu từ Nói quá với tính chất là biện pháp tu từ, nêu sự việc hiện tượng theo lối thổi phồng, phóng đại lên quá mức bình thưòng, trên thực tế không thể có được. Tuy nhiên, đây không phải là chuyện xuyên tạc sự thật mà là một cách nói nhấn mạnh có tính chất nghệ thuật, làm cho thực tế được đề cập đến nổi bật ở những khía cạnh nhất định.
Ví dụ:
Đọc các câu tục ngữ, ca dao sau:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tôi.
Biện pháp tu từ nói quá sự thật ở đây: Đêm… chưa nằm đã sáng, Ngày… chưa cười đã tối, đêm gì mà chưa nằm đã sáng, ngày gì mà chưa cười đã tối. Đây là cách nói quá về tiết tròi mùa hè: ngày dài, đêm ngắn và mùa đông: ngày ngắn, đêm dài.
Hi vọng với bài viết Ôn tập các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, nói quá sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn phần nào về định nghĩa cũng như các vận dụng