NaOH không tác dụng với chất nào, có tan trong nước không ? đây là những thắc mắc của các bạn học sinh. Vì hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi này nhé
NaOH là gì?
NaOH trong hóa học gọi là Natri hiđroxit hay Hyđroxit natri, hay còn được biết với cái tên gọi thông dụng là Xút hoặc Xút ăn da là một hợp chất vô cơ của Natr. NaOH sẽ tan trong nước và là một dung dịch Bazơ mạnh, NaOH có tính nhờ, làm bục vải, giấy và ăn mòn da.
NaOH thường tồn tại ở trang thái chất rắn, dạng bột có màu trắng nên còn được gọi là bột NaOH. Đặc biệt, khi tiếp xúc với các chất không tương thích như không khí ẩm hay hơi nước thì NaOH rắn thường gặp tình trạng mất ổn định, dễ chảy rữa.
Tính chất vật lý của NaOH
NaOH tồn tại ở nhiều dạng và tương ứng với tên gọi của nó: vảy đục không màu gọi là xút vảy, hạt gọi là xút hạt và dạng dung dịch bão hòa 50%. Nếu là chất rắn thì NaOH sẽ có màu trắng, không có mùi hút ẩm mạnh, sẽ tan nhiều trong nước, trong cồn và trong glycerin nhưng không tan trong ether và các dung môi không phân cực khác, và khi tan thì tỏa nhiều nhiệt.
NaOH rất dễ hấp thụ CO2 ở trong không khí nên NaOH thường được bảo quản bằng bình có nắp kín. Khi là dạng dung dịch, NaOH tạo thành dạng monohydrat ở 12,3 – 61,8 độ C, nhiệt độ nóng chảy 65,1 độ C và tỷ trọng là 1,829 g/cm3.
Ứng dụng của xút NaOH (Hyđroxit natri) trong cuộc sống
NaOH có tính Bazơ khi hòa tan trong nước nên nó có khả năng làm tăng nồng độ pH. Ngoài ra người ta cũng dùng nó để trung hòa và khử cặn bẩn trong đường ống cấp nước.
NaOH (Natri hiđroxit) là một loại hóa chất xử lý nước thải, nước sinh hoạt. NaOH (Natri hiđroxit) là một loại hóa chất xử lý nước bể bơi có nhiệm vụ điều chỉnh pH, đưa nồng độ pH về mức yêu cầu, để tiến hành các bước xử lý nước tiếp theo.
Ngoài ra thì việc cho xút vào nước sẽ giúp một số hiđroxit của kim loại tạo thành dạng bền hơn và dễ kết tủa hoặc tạo keo. Mặt khác, với một số nước thải chứa hàm lượng COD cao, việc dùng NaOH để tăng nồng độ pH sẽ giúp việc xử lý nước bằng phương pháp vi sinh vật diễn ra thuận lợi hơn. Cụ thể đó là khi nồng độ pH tăng đạt mức yêu cầu, đây là môi trường thuận lợi để các vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Khi đó việc xử lý nước bể bơi đạt hiệu quả tốt nhất.
Trong công nghiệp hóa chất, dược, NaOH được dùng để sản xuất sản phẩm có chứa gốc Sodium như Sodium phenolate (thuốc Aspirin), Sodium hypochlorite (Javen),…
Natri Hidroxit và các hợp chất Natri là những thành phần quan trọng trong việc sản xuất các chất tẩy giặt như nước Javen. Ngoài ra, nó còn được dùng làm nước rửa chén nhờ khả năng thủy phân chất béo trong dầu mỡ động vật.
Công nghiệp dầu khí: dùng để điều cân bằng độ pH cho dung dịch khoan, như là loại bỏ sulphur, các hợp chất sulphur hay các hợp chất axit có trong tinh chế dầu mỏ
Công nghiệp dệt nhuộm: dùng để làm chất phân hủy pectins, sáp trong khâu xử lý vải thô, làm cho vải dễ hấp thụ màu nhuộm và có độ bóng.
NaOH không tác dụng với chất nào?
Để biết được NaOH không tác dụng với chất nào thì chúng ta hãy xem lại NaOH có thể tác dụng được với những chất nào để từ đó loại trừ ra:
NaOH có thể tác dụng với oxit axit tạo ra muối và nước: Natri hidroxit có thể tác dụng với một số oxit axit như NO2, SO2, CO2, CO tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia phản ứng mà muối thu được có thể là muối axit, muối trung hòa
NaOH có thể tác dụng với axit tạo ra muối và nước: Natri Hidroxit là một bazơ mạnh có khả năng trung hòa axit tạo ra muối tan và nước. Phương trình phản ứng: NaOH + axit => Muối + nước
NaOH có thể tác dụng với muối: Natri hidroxit tác dụng với muối tạo ra muối mới và bazo mới. Điều kiện để phản ứng xảy ra muối tham gia phải là muối không tan, hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.
NaOH có thể tác dụng với một số phi kim: NaOH có thể tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, một số halogen tạo ra muối.
NaOH có thể tác dụng với mước: Natri Hidroxit khi hòa tan trong dung môi như nước (H2O) sẽ tạo thành Bazo mạnh. Dung dịch này có tính ăn mòn rất cao, hơi nhờn và có khả năng làm bục vải. Độ hòa tan của hóa chất này trong nước là 111 g/100 ml (20 °C). Chính vì điều này, nó được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp.
NaOH không tác dụng với chất như sau: NaAlO2, Na2CO3, NaCl, KNO3,H2, CH3NH2, C6H5NH2…
NaOH có tan trong nước không
NaOH tồn tại ở nhiều dạng và tương ứng với tên gọi của nó: vảy đục không màu gọi là xút vảy, hạt gọi là xút hạt và dạng dung dịch bão hòa 50%.
Nếu là chất rắn thì NaOH sẽ có màu trắng, không có mùi hút ẩm mạnh, sẽ tan nhiều trong nước, trong cồn và trong glycerin nhưng không tan trong ether và các dung môi không phân cực khác, và khi tan thì tỏa nhiều nhiệt.
Hi vọng với bài viết NaOH không tác dụng với chất nào, có tan trong nước không ? sẽ giúp bạn hiểu thêm về NaOH nhé, Chúc các bạn học tập thật vui vẻ