Như các bạn học sinh cũng đã biết trong phản ứng Oxi hóa Khử, chất khử là chất nhường (cho) electron và chất oxi hóa là chất thu (nhận) electron. Đối với phương trình Oxi hóa khử, ta có thể cân bằng phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.
Vậy cân bằng phương trình hóa học đối với phả ứng Oxi hóa khử như thế nào, chúng ta hãy cùng theo dõi những Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử chuẩn nhất sau đây nhé.
Phản ứng oxi hóa – khử là gì?
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
Chất khử (chất bị oxh) là chất nhường electron
Chất oxh (chất bị khử) là chất thu electron.
Quá trình oxh (sự oxh) là quá trình nhường electron.
Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu electron.
Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp hệ số phân số
Bạn đã hiểu về định nghĩa của Phản ứng oxi hóa – khử vậy sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhuwxnfxng phuong pháp có thể cân bằng phản ứng này nhé.
Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp nguyên tử nguyên tố
Đây là một phương pháp khá đơn giản. Khi cân bằng ta cố ý viết các đơn chất khí (H2, O2, C12, N2…) dưới dạng nguyên tử riêng biệt rồi lập luận qua một số bước.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng P + O2 –> P2O5
Ta viết: P + O –> P2O5
Để tạo thành 1 phân tử P2O5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O:
2P + 5O –> P2O5
Nhưng phân tử oxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử, như vậy nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng tăng lên gấp 2, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5.
Do đó: 4P + 5O2 –> 2P2O5
Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp “chẵn – lẻ”
Một phản ứng sau khi đã cân bằng thì số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái bằng số nguyên tử nguyên tố đó ở vế phải. Vì vậy nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở một vế là số chẵn thì số nguyên tử nguyên tố đó ở vế kia phải chẵn. Nếu ở một công thức nào đó số nguyên tử nguyên tố đó còn lẻ thì phải nhân đôi.
Ví dụ: FeS2 + O2 –> Fe2O3 + SO2
Ở vế trái số nguyên tử O2 là chẵn với bất kỳ hệ số nào. Ở vế phải, trong SO2 oxi là chẵn nhưng trong Fe2O3 oxi là lẻ nên phải nhân đôi. Từ đó cân bằng tiếp các hệ số còn lại.
2Fe2O3 –> 4FeS2 –> 8SO2 + 11O2
Đó là thứ tự suy ra các hệ số của các chất. Thay vào PTPU ta được:
4FeS2 + 11O2 –> 2Fe2O3 + 8SO2
Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp cân bằng electron
Cân bằng qua ba bước:
a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa.
b. Lập thăng bằng electron.
c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại.
Ví dụ. Cân bằng phản ứng:
FeS + HNO3 –> Fe(NO3)3 + N2O + H2SO4 + H2O
a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa:
Fe+2 –> Fe+3
S-2 –> S+6
N+5 –> N+1
(Viết số oxi hóa này phía trên các nguyên tố tương ứng)
b. Lập thăng bằng electron:
Fe+2 –> Fe+3 + 1e
S-2 –> S+6 + 8e
FeS –> Fe+3 + S+6 + 9e
2N+5 + 8e –> 2N+1
–> Có 8FeS và 9N2O.
c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại:
8FeS + 42HNO3 –> 8Fe(NO3)3 + 9N2O + 8H2SO4 + 13H2O
Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp hóa trị tác dụng
Hóa trị tác dụng là hóa trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố trong chất tham gia và tạo thành trong PUHH.
Áp dụng phương pháp này cần tiến hành các bước sau:
+ Xác định hóa trị tác dụng:
II – I III – II II-II III – I
BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> BaSO4 + FeCl3
Hóa trị tác dụng lần lượt từ trái qua phải là:
II – I – III – II – II – II – III – I
Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng:
BSCNN(1, 2, 3) = 6
+ Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta được các hệ số:
6/II = 3, 6/III = 2, 6/I = 6
Thay vào phản ứng:
3BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> 3BaSO4 + 2FeCl3
Dùng phương pháp này sẽ củng cố được khái niệm hóa trị, cách tính hóa trị, nhớ hóa trị của các nguyên tố thường gặp.
Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp xuất phát từ nguyên tố chung nhất
Chọn nguyên tố có mặt ở nhiều hợp chất nhất trong phản ứng để bắt đầu cân bằng hệ số các phân tử.
Ví dụ: Cu + HNO3 –>Cu(NO3)2 + NO + H2O
Nguyên tố có mặt nhiều nhất là nguyên tố oxi, ở vế phải có 8 nguyên tử, vế trái có 3. Bội số chung nhỏ nhất của 8 và 3 là 24, vậy hệ số của HNO3 là 24 /3 = 8
Ta có 8HNO3 –> 4H2O + 2NO (Vì số nguyên tử N ở vế trái chẵn)
3Cu(NO3)2 –> 3Cu
Vậy phản ứng cân bằng là:
3Cu + 8HNO3 –> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Hi vọng với những Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử chuẩn nhất mà chúng tôi mang tới sẽ giúp bạn phần nào có thể tự mình cân bằng được phản ứng này nhé