Trong các nghi lễ tôn giáo và truyền thống dân gian, cúng giỗ là một phần quan trọng trong việc thể hiện lòng tôn kính và tưởng nhớ đến những người đã khuất. Gửi quần áo cho người Âm là một hành động cổ truyền, được coi là cách để giúp người đã qua đời có đủ quần áo để mặc trong cõi bên kia. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn về cách ghi viết gửi quần áo cho người âm ngày giỗ. Vì vậy, bài viết này của Dapanchuan.com sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để giúp bạn thực hiện việc này đúng cách.
Ý nghĩa của việc gửi quần áo cho người cõi âm vào ngày giỗ
Phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên được truyền lại từ đời này qua đời khác nhằm thể hiện sự biết ơn và tưởng nhớ đến những người đã ra đi trước đó. Ngoài việc trang trí, đốt vàng mã cầu mong sự bình an và hạnh phúc cho người đã khuất, gửi quần áo cũng là một cách để đem lại ấm no và tiện nghi cho họ trong cõi âm.
Việc này cũng được xem như cầu mong phù hộ cho gia đình được bình an, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Do đó, trong những ngày rằm, Tết, hay cúng giỗ, các gia đình thường chuẩn bị tư trang, bao gồm xe hơi, điện thoại, tiền vàng và đặc biệt là quần áo để gửi đến người âm.
Cách ghi viết gửi quần áo cho người Âm ngày giỗ
Với quan niệm rằng người quá cố thường không về đòi lại những vật dụng cá nhân của họ như trang sức, quần áo, đồ dùng cá nhân hay giường chiếu,… nên người nhà của họ thường mang đi đốt bỏ hoặc đem chôn xuống chung với người đã khuất.
Việc đốt vàng mã, vật dụng, trang phục,… cho người đã khuất dường như đã là một nghi lễ được người Việt Nam xem trọng từ xưa đến nay. Những hiện nay có khá nhiều gia chủ vẫn chưa biết đâu là cách ghi viết gửi quần áo cho người âm ngày giỗ sao cho chuẩn nhất. Thực ra thì cách viết sớ biếu quần áo cho người âm ngày giỗ khá đơn giản, mọi người chỉ cần ghi như:
- Họ tên người đã mất:……………………
- Giới tính:…………………….
- Ngày, giờ mất:…………………..
Văn khấn đốt quần áo cho người Âm vào ngày giỗ chuẩn nhất
Bên cạnh việc tìm hiểu cách viết gửi quần áo cho người âm ngay giỗ chuẩn thì người cúng cần đọc thêm văn khấn đốt quần áo cho người âm vào ngày giỗ như sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy: Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần, Thần Vũ Lâm sứ giả.
Hôm nay là ngày:……………
Tín chủ con là:……………
Ngụ tại số nhà:……………
Nay nhân tiết giỗ âm dương cách trở, ngày tháng vắng tăm. Lòng con cháu tưởng nhớ khôn nguôi, con đã sắm sang đầy đủ quần áo, dụng cụ, tiện nghi giống như lúc sống, nhưng xin theo lối đường âm, báo đáp ân thâm và tỏ lòng hiếu kính. Xin được kính dâng Hương Linh gia tiên chúng con là:
- Hương linh:…………….
Mộ phần táng tại:……………
Đồ mã gồm……………
- Hương linh:……………
Mộ phần táng tại:……………
Đồ mã gồm……………
Mọi thứ đã được kê tên rành rõ trong giấy vong nhận, không lo ngại quỷ, chứng kiến chúng con trình lên trên xét, hội trí nhờ Đức Vũ Lâm. Kính ngài cho phép vong linh được nhận.
Cẩn cáo!
Cách đốt quần áo cho người cõi âm vào ngày giỗ
Trước khi đốt quần áo cho người âm, bạn không enen quên ghi tên người nhận (tức là người đã mất mà mình muốn gửi). Sau đó thì ghi địa chỉ nơi cư ngụ của người đã mất lúc còn sống, ghi nơi an táng. Đặc biệt là gia chủ nên ghi lại toàn bộ những vật dụng tư trang gửi cho người âm. Để lúc hóa sớ thì người âm có thể kiểm tra và nhận đầy đủ tất cả những thứ gia đình gửi.
Cách đốt quần áo, vàng mã cho người âm như sau:
- Trước hết mọi người hãy chuẩn bị một số vật dụng để đựng tro quần áo, vàng mã sau khi đốt. Lưu ý là mọi người hãy đặt chậu đốt vàng mã theo hướng Đông hoặc hướng Đông Nam.
- Sau đó mọi người bật lửa và đốt từ từ vật dụng tư trang gửi cho người âm. Đốt từ quần áo đến giày dép, nhà lầu xe hơi,..
- Lưu ý:
- Hãy đốt từng món một, đốt hết tiền vàng rồi hãy đốt quần áo,.. Mọi người đừng đốt một lượt kẻo làm vàng mã đốt cháy không hết rồi những người cõi âm không nhận đủ. Chẳng hạn nếu chiếc áo đốt mà không hết phần tay áo thì người âm chỉ nhận được một chiếc áo có một tay mà thôi.
- Khi hóa sớ thì bạn không quên đọc bài văn khấn chuẩn như trên để cầu mong gia đình được bình an nhé.
Đốt quần áo cho người Âm vào ngày giỗ thì họ có nhận được không?
Nhiều người cũng đặt ra câu hỏi: “Liệu đốt quần áo, vàng mã cho người âm vào ngày giỗ thì họ có nhận được hay không?” Khi nói về điều này, chính thầy Thích Trúc Thái Minh đã khẳng định rằng việc đốt vàng mã, quần áo là không đúng theo tinh thần của đạo Phật và người âm cũng không dùng được quần áo, vàng mã.
Trên thực tế thì việc đốt quần áo, vàng mã cho người âm dùng ở dưới suối vàng là do con người tự nghĩ và tưởng tượng ra. Chứ vong linh của tổ tiên hay ông bà đều không dùng được các vật dụng ấy. Chính vì vậy mọi người không nên quá phô trương để tốn kém thêm quá nhiều tiền và xảy ra các vấn đề không nên có.
Trên đây là cách ghi viết gửi quần áo cho người Âm ngày giỗ một cách chính xác và trang trọng. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các mẫu thư gửi quần áo cho người âm để có thêm ý tưởng và trang trọng hơn trong việc lưu giữ và gửi gắm tình cảm đến người thân đã khuất. Việc tôn vinh truyền thống và phong tục cúng giỗ, đó là một nét đẹp văn hóa tinh tế của người Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy.