Có bằng HSK, biết tiếng Trung nhưng không có bằng đại học nên làm gì?

Nhiều bạn trẻ cảm thấy mình không phù hợp với môi trường đại học, hoặc có mục tiêu khác nên chỉ tập trung vào việc học tiếng Trung thay vì học đại học. Thật ra có bằng HSK nhưng không có bằng đại học vẫn có thể mở ra nhiều cơ hội việc làm. Cụ thể sẽ được DapAnChuan.com giải thích thông qua bài viết dưới đây.

Bằng HSK là gì?

Bằng HSK là một chứng chỉ kiểm tra trình độ tiếng Trung Quốc. HSK được phát triển và tổ chức bởi Hội đồng Khoa học Xã hội Trung Quốc (Hanban). Chứng chỉ HSK được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới như một phương tiện để đánh giá và chứng minh năng lực tiếng Trung của một cá nhân.

HSK chia thành sáu cấp độ, từ HSK 1 (thấp nhất) đến HSK 6 (cao nhất). Mỗi cấp độ đánh giá khả năng ngôn ngữ Trung Quốc của một người dựa trên khả năng nghe, nói, đọc và viết. Dưới đây là mô tả ngắn về mỗi cấp độ HSK:

  • HSK 1: Người học có thể hiểu, sử dụng những câu đơn giản, cơ bản hàng ngày và có khả năng giao tiếp trong các tình huống thông thường.
  • HSK 2: Có khả năng hiểu và sử dụng một số cụm từ, câu có liên quan đến thông tin cá nhân, gia đình và môi trường xã hội cơ bản.
  • HSK 3: Người học có khả năng hiểu và sử dụng câu đơn giản để trao đổi về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống, công việc và học tập.
  • HSK 4: Người học có khả năng hiểu và sử dụng tiếng Trung một cách linh hoạt trong các tình huống phổ biến, bao gồm công việc, học tập và du lịch.
  • HSK 5: Người học có khả năng hiểu và sử dụng tiếng Trung một cách tự nhiên và lưu loát trong các tình huống đa dạng, bao gồm công việc, học tập và cuộc sống hàng ngày.
  • HSK 6: Đây là cấp độ cao nhất của HSK. Người học có khả năng hiểu và sử dụng tiếng Trung một cách lưu loát và chính xác trong các tình huống phức tạp và chuyên sâu
có bằng HSK nhưng không có bằng đại học
Có bằng HSK, biết tiếng Trung nhưng không có bằng đại học nên làm gì?

HSK mấy có thể đi làm?

Để đi làm trong một công ty hoặc tổ chức yêu cầu chứng chỉ HSK, thường thì mọi người phải đạt cấp độ HSK 4 trở lên. Tuy nhiên, yêu cầu chứng chỉ HSK có thể khác nhau tùy thuộc vào công ty, vị trí công việc và ngành nghề cụ thể. Ví dụ;

  • HSK 1 và HSK 2: Chứng chỉ này cho thấy bạn có khả năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Trung trong các tình huống hàng ngày, nhưng không phải là mức độ đủ để làm việc chuyên nghiệp.
  • HSK 3: Với chứng chỉ này, bạn có khả năng giao tiếp cơ bản trong các tình huống công việc thông thường và có thể xử lý các tác vụ đơn giản liên quan đến tiếng Trung.
  • HSK 4: Đây là mức độ thường được yêu cầu cho việc làm công việc liên quan đến tiếng Trung. Với chứng chỉ HSK 4, bạn có khả năng giao tiếp tự tin và sử dụng tiếng Trung trong các tình huống công việc phổ biến.
  • HSK 5 và HSK 6: Những mức độ cao nhất của HSK chứng tỏ bạn có khả năng sử dụng tiếng Trung một cách lưu loát và chính xác trong các tình huống phức tạp và chuyên sâu. Đây là lợi thế lớn khi xin việc vào công ty Trung Quốc hoặc có quan hệ kinh doanh với Trung Quốc.

Có bằng HSK nhưng không có bằng đại học nên làm gì?

Nếu mọi người có bằng HSK nhưng không có bằng đại học thì cũng đừng quá lo lắng mình sẽ bị thất nghiệp. Trong thời đại hội nhập hóa như bây giờ thì việc biết thêm một ngôn ngữ sẽ giúp bạn tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm hơn. Cụ thể các ngành nghề bạn có thể xem xét bao gồm:

Xuất khẩu lao động

Nếu bạn có bằng HSK nhưng không có bằng đại học có thể lựa chọn đi xuất khẩu lao động. Thâm chí chỉ cần khả năng giao tiếp tiếng Trung lwuu loát mà không cần phải có SHK bạn vẫn có thể đi xuất khẩu lao động.

Nhiều ngành nghề tại các quốc gia khác không yêu cầu bằng đại học, chỉ cần biết tiếng Trung nhưng vẫn kiếm được thu nhập cao. Ví dụ như ngành thực phẩm, dệt may, chăn nuôi ở Đài Loan hoặc bán hàng tại Singapore. Ngoài ra, còn có các cơ hội làm việc trong lĩnh vực xây dựng, nhà máy,…tại Trung Quốc.

Biên dịch – Phiên dịch viên

Ngành nghề biên dịch – phiên dịch viên không chỉ yêu cầu cung cấp chứng chỉ HSK chứ không cần bằng đại học. Nhiệm vụ chính của biên dịch viên là chuyển đổi thông tin ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích một cách chính xác.

Tuy nhiên, để thành công trong nghề biên dịch – phiên dịch viên, ngoài khả năng tiếng Trung, còn cần có kỹ năng dịch thuật xuất sắc, hiểu biết sâu về lĩnh vực chuyên môn và khả năng làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ. Kinh nghiệm thực tế và khả năng xử lý tình huống ngôn ngữ phức tạp cũng là một lợi thế.

Nhân viên tư vấn

Nếu mọi người có bằng HSK nhưng không có bằng đại học có thể thử ứng tuyển vào vị trí nhân viên tư vấn cho các tập đoàn liên kết với Trung Quốc. Nghề nhân viên tư vấn thường liên quan đến việc tư vấn, hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách hàng trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.

Ngoài chứng chỉ HSK, các kỹ năng khác như khả năng giao tiếp, kỹ năng tư vấn, kỹ năng quản lý thời gian và sự tự tin cũng quan trọng trong nghề nhân viên tư vấn. Để cải thiện khả năng của mình, bạn có thể tìm kiếm các khóa học liên quan để nâng cao kỹ năng và trang bị kiến thức thực tế cho mình.

Nhân viên bán hàng

Trong ngành bán hàng, khả năng giao tiếp và hiểu biết ngôn ngữ đôi khi còn quan trọng hơn cả bằng cấp đại học. Vậy nến có bằng HSK nhưng không có bằng đại học thì mọi người cùng đừng lo ngại khi làm công việc này.

Đặc biệt, trong các cửa hàng hoặc doanh nghiệp có khách hàng chủ yêu là người Trung Quốc thì tấm bằng HSK của bạn sẽ trở thành lợi thế rất lớn. Ngoài chứng chỉ HSK thì kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, sự tự tin,… cũng là những yếu tô quan trọng mà bạn cần trau dồi.

Nhân viên phục vụ

Làm nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, quán café, khách sạn,… thường sẽ không yêu cầu bằng cấp đại học. Đặc biệt, đối với những nơi có nguồn khách hàng chủ yêu là người ngoại quốc thì việc biết thêm một ngôn ngữ khác sẽ là một lợi thế cho bạn.

Khi xin làm việc tại nơi yêu cầu biết tiếng Trung thì HSK chính là chứng chỉ để chứng minh khả năng của bạn. Bằng cách sử dụng tiếng Trung, bạn có thể truyền đạt thông điệp, lắng nghe yêu cầu của khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ một cách nhanh chóng.

có bằng HSK nhưng không có bằng đại học
Có bằng SHK nhưng không có bằng đại học có xin việc được không?

Giáo viên tiếng Trung

Khi chỉ có bằng HSK nhưng không có bằng đại học mọi người vẫn có thể trở thành một giáo viên dạy tiếng Trung. Nhiều trung tâm hoặc lò ôn luyện HSK thường tạo cơ hội việc làm cho người không có bằng đại học. Đây là cơ hội để bạn trở thành giáo viên và giảng dạy cho các học viên từ trình độ cơ bản đến nâng cao.

Tuy nhiên để có thể trở thành giáo viên dạy tiếng Trung đòi hỏi bạn phải có HSK đạt yêu cầu của tùy trung tâm. Ngoài ra cần phải có khả năng truyên đạt kiến thức, xây dựng kế hoạch giảng dạy, tương tác tốt với học viên. Vậy nên đôi khi bạn cần phải học thêm các khóa đào tạo nghiệp vụ này.

Hướng dẫn viên du lịch

Ngành du lịch ở Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt số lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến đây cũng tăng đáng kể. Vì vậy, bạn có thể tự tin ứng tuyển vào vị trí hướng dẫn viên du lịch chỉ cần có bằng chứng chỉ HSK.

Một điểm hấp dẫn là thu nhập của nghề này khá cao và tăng giảm tùy thuộc vào trình độ tiếng Trung của bạn. Việc tiếp xúc thường xuyên với người bản địa trong quá trình làm việc giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp và trau dồi thêm về ngôn ngữ Trung Quốc.

Một số thắc mắc khác

Phiên dịch tiếng Trung có cần bằng đại học không?

Để trở thành phiên dịch viên tiếng Trung, không yêu cầu phải có bằng đại học. Trong nghề phiên dịch, khả năng sử dụng thành thạo tiếng Trung và khả năng phiên dịch chính xác mới là yếu tố quan trọng nhất.

Tuy nhiên, có một số vị trí phiên dịch đặc biệt hoặc trong các lĩnh vực chuyên ngành cụ thể có thể yêu cầu trình độ học vấn hoặc bằng cấp chuyên ngành tương ứng. Ví dụ, trong các lĩnh vực kỹ thuật, y tế hoặc pháp lý, việc có kiến thức chuyên môn sâu và bằng cấp đại học liên quan có thể là một lợi thế.

Làm phiên dịch có cần bằng cấp 3 không?

Trên thực tế, yêu cầu về bằng cấp và trình độ học vấn trong lĩnh vực phiên dịch có thể khác nhau tùy vào quy định của từng công ty, tổ chức hoặc quốc gia. Một số đơn vị có thể yêu cầu bằng cấp tối thiểu là bằng cấp 3 hoặc tương đương, trong khi các đơn vị khác có thể có yêu cầu cao hơn như bằng cấp đại học.

Nếu không có bằng cấp 3 nhưng vẫn muốn làm phiên dịch mọi người có thể nhận những dự án bên ngoài như dịch phim, dịch truyện, báo,… Những việc này không có quá nhiều yêu cầu hay ràng buộc về bằng cấp nên mọi người hãy tự tin thử sức.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến việc có bằng SHK nhưng không có bằng đại học dành cho mọi người. Có thể nói đại học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công, nhưng không phải là con đường duy nhất, chỉ cần thành thạo một ngôn ngữ cũng có thể đem lại cho bạn một mức thu nhập ổn định.

Viết một bình luận