Như các bạn đã biết rằng trong tổng các nguyên tố hóa học thì kim loại đã chiếm 80%, Kim loại được ứng dụng rất nhiều trong đời sống sản xuất và đời sống hằng ngày. Để có thể sử dụng hết những ứng dụng mà kim loại mang đến thì chúng ta phải hiểu sâu về kim loại cũng như là những tính chất hóa học đặc trưng của Kim loại. Vì thế với bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ gởi đến bạn những thông tin hữu ích nhất về Kim loại nhé.
Kim loại là gì?
Trong hóa học, kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) và kim loại còn có tên tiếng anh là metal. Kim loại là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, đường chéo vẽ từ bo (B) tới poloni (Po) chia tách các kim loại với các phi kim. Các kim loại là một trong ba nhóm các nguyên tố được phân biệt bởi độ ion hóa và các thuộc tính liên kết của chúng, cùng với các á kim và các phi kim.
Các nguyên tố trên đường này là các á kim, đôi khi còn gọi là bán kim loại; các nguyên tố ở bên trái của đường này là kim loại; các nguyên tố ở góc trên bên phải đường này là các phi kim.
Kim loại là nguyên tố hóa học, chúng tạo ra ion(+) (hay còn gọi là cation) và các mạng liên kết kim loại. Kim loại thuộc nhóm nguyên tố do độ ion hóa và đặc tính liên kết với các phi kim và á kim.
Vị trí của nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, kim loại có vị trí ở nhóm IA (trừ H), IIIA (trừ Bo),nhóm IIA và một phần trong nhóm IVA, VA, VIA. Trong các nhóm B ( từ nhóm IB đến nhóm VIIIB). Những kim loại phóng xạ gồm họ Lantan và actini.
Phân loại kim loại
Kim loại sẽ được phân loại làm 3 loại chính như sau:
Kim loại cơ bản và hiếm: Kim loại cơ bản sẽ rất dễ bị ăn mòn và oxi hóa. Còn đối với những kim loại hiếm thì sẽ ít bị ăn mòn và sẽ ít gặp như bạch kim, vàng.
Kim loại đen và màu: Những kim loại đen mà bạn thường thấy sẽ có màu đen đặc trưng bao gồm: sắt, crom, titan và nhiều kim loại khác. Kim loại màu sẽ có ánh kim và các màu khác như bạc, đồng, vàng, kẽm,..
Kim loại nặng và nhẹ: Kim loại nhẹ có khối lượng riêng bé hơn 5 g/cm3 gồm: K, Al, Na, Mg,.. Kim loại nặng có khối lượng riêng lớn hơn 5 g/cm3 như: Cu, Zn, Au, Fe, Ag, Pb,…
Cấu tạo của kim loại
Cấu tạo của kim loại gồm cấu tạo nguyên tử và cấu tạo tinh thể
Cấu tạo tinh thể: Trừ Hg ở thể lỏng, ở nhiệt độ thường các kim loại ở thể rắn và chúng có cấu tạo tinh thể. Hạt nhân liên kết rất kém với các electron hóa trị do đó dễ tách khỏi nguyên tử và các electron di chuyển tự do trong mạng tinh thể kim loại. Mạng tinh thể kim loại gồm: lập phương tâm diện (Cu, Au, Ag,..), lục phương (Mg, Be, Zn,…), lập phương tâm khối (Na, Li, K,…).
Cấu tạo nguyên tử: nguyên tử của đa số các nguyên tố kim loại có rất ít electron ở lớp ngoài cùng ( chỉ có 1,2 hoặc 3 electron)
Ví dụ:
- Mg: 1s2 2s2 2p6 3s2
- Na: 1s2 2s2 2p6 3s1
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì?
Sau đây là những kiến thức cơ bản về tính chất hóa học của kim loại, các bạn cùng theo dõi để nắm được các lý thuyết nhé.
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì? là một câu hỏi được khá nhiều bạn học sinh quan tâm. Và sau đây không để các bạn chần chừ lâu, chúng tôi sẽ gởi đến bạn một số những tính chất
Tính chất hóa học chung của kim loại là tác dụng với phi kim khác
Đa số các kim loại phản ứng với phi kim ở điều kiện nhiệt độ cao và tạo thành muối. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tác dụng với phi kim.
2Al + 2S → Al2S3
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Tính chất hóa học của kim loại kiềm thổ là tác dụng với dung dịch muối
Kim loại hoạt động mạnh phản ứng với muối của kim loại yếu kết quả tạo ra muối và kim loại mới. Ngoại trừ K, Ba, Na,… vì trong điều kiện thường, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ tan trong nước.
2Al + 3FeSO4 → 3Fe + Al2(SO4)3
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Mg + FeCl2 → Fe + MgCl2
Tính chất hóa học của kim loại kiềm là tác dụng với dung dịch axit
Kim loại phản ứng với dung dịch axit (ví dụ: HNO3, HCl, H2SO4 loãng,…) kết quả tạo thành muối và khí H2.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Mg + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2
Tác dụng với HNO3, H2SO4 trong điều kiện đặc, nóng.
Tác dụng với HNO3: kết quả tạo thành muối nitrat và nhiều khí khác nhau
A + HNO3 → A(NO3)n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O) + H2O
Tác dụng với H2SO4: kết quả tạo thành muối sunfat và nhiều loại khí
A + H2SO4 → M2(SO4)n + {S, SO2, H2S} + H2O
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tác dụng với Oxi
Đa số các kim loại đều tác dụng được với oxi ở nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thường và tạo thành oxit. Một số kim loại không phản ứng với oxi là Pt, Au, Ag,…
3Fe + 2O2 → Fe3O4
4Cr + 3O2 → 2Cr2O3
Những kim loại mạnh gồm: K, Na, Ca, Li, Ba, Sr,…trong điều kiện thường dễ dàng tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ.
A + nH2O →H2 + A(OH)n
Kim loại trung bình gồm: Zn, Mg, Al, Fe,… trong điều kiện nhiệt độ cao phản ứng với hơi nước tạo ra khí hidro H2 và oxit kim loại.
3Fe + 4H2O hơi → 4H2 + Fe3O4
Vậy là Dapanchuan.com đã giúp bạn hệ thống lại xong về tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là như thế nào rồi đấy. Các bạn học sinh cần nên lưu ý và ghi nhớ phần lý thuyết, phản ứng của kim loại với HNO3 và H2SO4 trong điều kiện đặc nóng để làm bài tập nhé, vì dạng bài này rất thường gặp. Hi vọng qua bài viết này các bạn học sinh đã phần nào có thể bổ sung được những kiến thức cơ bản trong hóa học nhé.