Phenol + NaOH? Phenol có tác dụng với NaOH không? Giải thích cho ví dụ

Phenol có tác dụng với NaOH không ? là một câu hỏi được khá nhiều bạn học sinh đang quan tâm vì kỳ thi cũng đang sắp đến và câu hỏi này là một trong những câu hỏi được đưa vào đề thi nhiều nhất. Vậy với bài viết ngày hôm nay, dapanchuan.com sẽ gởi đến bạn lời giải đáp nhé. Trước khi trả lời câu hỏi đó chúng ta hãy cùng ôn tập 1 chút về Phenol nhé

Vậy Phenol là gì?

Phenol là một hợp chất hữu cơ thơm với công thức phân tử là C6H5OH. Mỗi phân tử gồm có một nhóm Phenyl (-C6H5) liên kết với một nhóm hydroxyl (-OH). Nó là một loại hóa chất độc hại, hơi có tính axit nên cấm sử dụng trong thực phẩm và cần hết sức lưu ý khi dùng vì có thể gây ra bỏng nặng.

Nguồn gốc của Phenol

Phenol được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1984 khi được chiết xuất từ nhựa than đá
Sau đó đó Phenol được Sir Joseph Lister sử dụng trong làm chất khử trùng
Từ năm 1939 đến những ngày cuối cùng cuộc thế chiến thứ hai, Phenol được Đức quốc xã sử dụng như một phương tiện giết người.
Ngày nay, Phenol được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như điều chế một số phẩm nhuộm, thuốc nổ (axit picric), tẩy uế, hoặc để điều chế các chất diệt nấm mốc, tổng hợp ra tơ polyamide.

Tính chất hóa học của Phenol

Trước tiên trả lời câu hỏi trên thì các bạn học sinh nên tìm hiểu về đặc tính hóa học với nhóm OH để hiểu rõ hơn nhé

Tính chất của nhóm OH

Phenol tác dụng với kim loại kiềm (Phenol + Na):

C6H5OH + Na → C6H5ONa + 1/2H2

Phản ứng này dùng để phân biệt phenol với anilin.

Phenol tác dụng với dung dịch kiềm (phenol + NaOH):

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Ancol không có phản ứng này chứng tỏ H của phenol linh động hơn H của Ancol và chứng minh ảnh hưởng của gốc phenyl đến nhóm OH. Phenol thể hiện tính axit nhưng là axit rất yếu không làm đổi màu quỳ tím, yếu hơn cả axit cacbonic.

C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3

→ Phản ứng này dùng để tách phenol khỏi hỗn hợp anilin và phenol sau đó thu hồi lại phenol nhờ phản ứng với các axit mạnh hơn (Phenol + HCl):

C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl

Phenol bị CO2 đẩy ra khỏi muối → phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic → phenol không làm đổi màu quỳ tím. (dùng axit mạnh đẩy axit yếu ra khỏi muối để chứng minh trật tự tính axit của các chất). Phản ứng này cũng chứng minh được ion C6H5O- có tính bazơ.

Phenol có tác dụng với NaOH không ?

Phenol có tác dụng với NaOH không câu trả lời là có. Vì Phenol có tính axit yếu, nên có phản ứng với NaOH (là dung dịch bazơ). Và các bạn học sinh có thể tìm hiểu sâu hơn qua đặc tính hóa học OH bên trên nhé.

Viết một bình luận