Axit là gì, tính chất hóa học của axit ? đó cũng là một trong những thắc mắc ai yêu thích bộ môn hóa học quan tâm. Với bài viết lần này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về axit kỹ hơn nhé.
Axit là gì?
Axit hay còn gọi là acid là một hợp chất hóa học được biểu diễn dưới dạng công thức tổng quát HxA, có vị chua và tan được trong nước để tạo ra dung dịch có nồng độ pH nhỏ hơn 7 khi. Độ pH càng nhỏ thì tính acid càng mạnh. Các chất có đặc tính giống Axit được gọi là có tính Axit.
Ngoài ra, còn một cách định nghĩa axit là gì khác như sau “ axit là các phân tử hay ion có khả năng nhường proton H+ cho bazo hoặc nhận các cặp electron không chia từ bazo”.
Tính chất vật lý của axit
Axit sẽ có vị chua khi được hòa tan ở trong nước.
Khi tiếp xúc với axit sẽ có cảm giác bỏng rát (với các acid mạnh).
Axit có khả năng dẫn điện vì là các chất điện li
Tính điện li của axit
Trong nước phản ứng sau diễn ra giữa axit (HA) và nước, là chất đóng vai trò của 1 bazơ
Các acid mạnh có giá trị Ka lớn (có nghĩa là cân bằng của phản ứng nghiêng về bên phải, có rất nhiều ion H3O+ tồn tại; acid gần như điện ly hoàn toàn). Ví dụ, giá trị của Ka đối với acid hydrochloric (HCl) là 107.
Các acid yếu có giá trị Ka nhỏ (có nghĩa là ở mức cân bằng thì có 1 lượng đáng kể của AH và A– tồn tại cùng nhau trong dung dịch; các ion H3O+ tồn tại ở mức vừa phải; acid chỉ điện ly một phần). Ví dụ, giá trị của Ka cho acid acetic là 1,8 x 10−5.
Các acid mạnh bao gồm các acid của các halogen như HCl, HBr, và HI. (Tuy nhiên, acid hydrofluoric (HF) lại tương đối yếu). Các acid chứa c, có xu hướng với các nguyên tử trung tâm ở các trạng thái oxy hóa cao, được bao quanh bởi oxy, cũng là các acid mạnh chẳng hạn HNO3, H2SO4, HClO4. Phần lớn các acid hữu cơ là acid
Chú ý:
Thuật ngữ”ion hydro”và “proton” được sử dụng tương đương; cả hai đều chỉ tới H+.
Trong các phản ứng hóa học H+ thông thường được viết tuy rằng trong nước nó thực sự là H3O+.
Cường độ acid được đo bằng giá trị Ka của nó. Độ pH đo xem có bao nhiêu ion hydro tồn tại, điều này phụ thuộc vào dạng acid (base) và phụ thuộc vào lượng của nó trong dung dịch.
Cường độ acid được định nghĩa bằng pKa= – log(Ka).
Tính chất hóa học của axit
Axit làm đổi màu giấy quì tím
Ở điều kiện thông thường, giấy quỳ tím là giấy có màu tím, tuy nhiên màu của nó thay đổi khi cho vào các môi trường (axit, bazơ) khác nhau. Trong môi trường axit giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, trong môi trường kiềm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Do đó dung dịch axit khi tiếp xúc sẽ làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ
Dựa vào tính chất này, giấy quì tím được dùng để nhận biết dung dịch axit.
Axit làm đổi màu chất chỉ thị
Làm đổi màu chất chỉ thị (làm quỳ tím hóa đỏ hoặc hồng).
Axit tác dụng với kim loại
Dung dịch axit tác dụng được với với kim loại (Li, K, Ba, Cs, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Co, Ni, Sn, Pb) tạo thành muối và giải phóng khí hydro.
Nguyên tắc: Axit + kim loại -> muối + H2
Điều kiện phản ứng:
Axit: thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2)
Kim loại: Đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại
Ví dụ:
3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Những kim loại không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng như Cu, Ag, Hg,…
Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.
Trong trường hợp kim loại tác dụng với H2SO4 đặc sẽ tạo ra muối +SO2 +H2.
Axit tác dụng với ba zơ
Nguyên tắc: Axit + Bazơ -> muối + Nước
Điều kiện: Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ. Phản ứng xảy ra mãnh liệt và được gọi là phản ứng trung hòa
Ví dụ:
Axit tác dụng với oxit bazơ
Nguyên tắc: Axit + oxit bazơ -> muối + Nước
Điều liện: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.
Ví dụ:
Axit tác dụng với muối
Nguyên tắc: Muối (tan) + Axit (mạnh) → Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).
Điều kiện:
Muối tham gia tan, Axit mạnh, muối tạo thành không tan trong axit sinh ra
Chất tạo thành có ít nhất 1 kết tủa hoặc một khí bay hơi
Sau phản ứng, nếu muối mới là muối tan thì axit mới phải yếu, nếu muối mới là muối không tan thì axit mới phải là axit mạnh
Ví dụ: Axit mạnh và axit yếu
Dựa vào khả năng phản ứng, axit được chia làm 2 loại:
+ Axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3,…
+ Axit yếu như H2S, H2CO3,…
Hi vọng với bài viết Axit là gì, tính chất hóa học của axit ? sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về axi cũng như là các đặc tính của nó nhé.