Các dạng toán lớp 2 kì 1 theo chương trình mới cơ bản và nâng cao

Việc tìm hiểu các dạng toán lớp 2 kì 1 theo chương trình mới cơ bản và nâng cao giúp học sinh nắm được và làm quen với các dạng bài từ dễ đến khó. Qua đó,giúp học sinh lớp 2 có thể dễ dàng hơn trong quá trình nhận dạng và làm bài tập. Hãy cùng tham khảo qua nội dung bài viết sau đây của DapAnChuan.com để nắm rõ về các dạng toán này nhé!

Các dạng Toán Lớp 2 Kì 1

Sau đây là thông tin chia sẻ về các dạng toán lớp 2 học kì 1, mọi người cùng tham khảo

Dạng 1: Đọc, viết và so sánh các số trong phạm vi 100

Với dạng bài này, bé sẽ được củng cố kiến thức về cách đọc, cách viết số và chữ, đồng thời bé sẽ được tập cách so sánh những con số với nhau trong phạm vi 100. Dưới đây là một số chi tiết cụ thể:

  • Bài tập này cho phép học sinh luyện tập đọc và viết số từ 1 đến 100.
  • Học sinh sẽ được yêu cầu so sánh các con số với nhau. Điều này giúp học sinh hiểu hơn về khái niệm lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau, và tạo cơ hội cho họ thực hành kỹ năng so sánh số liệu trong phạm vi 100.
  • Trong quá trình so sánh các số, học sinh cũng có thể sử dụng các phép tính cơ bản như cộng và trừ để xác định sự khác biệt giữa chúng.
  • Bài tập này có thể yêu cầu học sinh ghi chép hoặc vẽ hình để giải quyết các vấn đề. Điều này khuyến khích sự phát triển của tư duy logic và kỹ năng ghi chép, các kỹ năng quan trọng trong học tập và cuộc sống hàng ngày

Một số bài tập ví dụ về dạng 1:

Bài tập 1: Hãy viết và đọc các số sau: 34, 57, 28, 99, 63, 79

34: Ba mươi bốn

57: Năm mươi bảy

28: Hai mươi tám

99: Chín mươi chín

63: Sáu mươi ba

79: Bảy mươi chín

Bài tập 2: Sắp xếp các số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn:

Ví dụ 1: 23, 86, 59, 47, 2
Sắp xếp thành: 2, 23, 47, 59, 86

Ví dụ 2: 55, 97, 85, 86, 24, 29
Sắp xếp thành: 24, 29, 55, 85, 86, 97

Bài tập 3: Hãy so sánh hai số sau:
a, 55 và 57
b, 23 và 20
c, 9 và 99
d, 46 và 81

Giải:
a, 55 < 57 (55 và 57 có 5 chục nhưng 5 đơn vị < 7 đơn vị nên 55 < 57)
b, 23 > 20 (23 và 20 có 2 chục nhưng 3 đơn vị > 0 đơn vị nên 23 > 20)
c, 9 < 99 (9 chỉ có hàng đơn vị còn 99 có hàng chục nên 9 < 99)
d, 46 < 81 (4 chục nhỏ hơn 8 chục nên 46 < 81)

Các dạng toán lớp 2 kì 1

Dạng 2: Cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100

Đây là một dạng bài cơ bản, mang tính giáo dục cao, giúp học sinh phát triển khả năng tính toán một cách tỉ mỉ và chính xác. Các phụ huynh có thể sử dụng phương pháp này để hướng dẫn con cái của mình cách tính toán từ hàng đơn vị trước, sau đó tiến lên tính từ hàng chục. Đây là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng nền tảng toán học vững chắc cho học sinh lớp 2

Ví dụ: Đặt tính rồi tính:

  • 36 + 48 

6 + 8 = 14 viết 4 ở hàng đơn vị, nhớ 1

3 + 4 = 7, nhớ 1 bằng 8, viết 8 ở hàng chục

36 + 48 = 84

  • 75 – 28

5 – 8 không được, mượn 1

15 – 8 = 7, viết 7 ở hàng đơn vị

7 – 2 = 5, trừ thêm 1 bằng 4, viết 4 ở hàng chục

75 – 28 = 47

Dạng 3: Tính nhẩm, tính nhanh

Tính nhẩm và tính nhanh là hai kỹ năng cơ bản trong toán học mà học sinh lớp 2 cần phải nắm vững. Cách tính nhanh thường được áp dụng trong các phép cộng, phép trừ, và thậm chí là sự kết hợp giữa cả hai phép tính này. Đây là những dạng bài toán đơn giản, nhưng lại rất quan trọng vì chúng giúp phát triển tư duy và tốc độ tính toán của học sinh mà vẫn đảm bảo độ chính xác.

Các kiến thức cần áp dụng để tính nhẩm và tính nhanh bao gồm:

  • Học sinh cần nắm vững kiến thức về cộng và trừ các số từ 1 đến 10, cũng như hiểu được cấu trúc của các phép tính cơ bản như phép cộng và phép trừ.
  • Học sinh cần biết cách phân tích một số thành các phần nhỏ hơn để dễ dàng tính toán. Ví dụ, khi tính 8 + 7, học sinh có thể phân tích 7 thành 5 và 2, sau đó thực hiện phép cộng 8 + 5 + 2 để có kết quả.
  • Cần được hướng dẫn sử dụng các mẹo như cộng từ số gần nhất (ví dụ, 8 + 7 có thể được tính thành 8 + 2 + 5) hoặc trừ từ số lớn nhất (ví dụ, 9 – 3 có thể được tính thành 9 – 2 – 1) để giúp tính toán nhanh hơn.
  • Học sinh cần phải phát triển khả năng linh hoạt trong cách tiếp cận các bài toán. Điều này bao gồm việc chọn phép tính thích hợp để giải quyết một tình huống cụ thể.

Tính nhẩm và tính nhanh không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức toán học mà còn phát triển kỹ năng tự tin và tư duy logic. Việc rèn luyện kỹ năng này từ lúc sớm sẽ giúp học sinh tiến bộ trong toán học và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống.

Tính chất của phép cộng

+ Tính chất giao hoán: a + b = b + a

+ Tính chất kết hợp: a + b + c = (a + b) + c = a + (b + c)

Tính chất của phép trừ

+ Trừ một số cho một tổng: a – (b + c) = (a – b) – c

+ Trừ một tổng cho một số: (a + b) – c = (a – c) + b = (b – c) + a

Một số ví dụ về tính nhẩm, tính nhanh:

Ví dụ 1:

Tính nhanh:
a, 1+2+3+4+5+6+7+8+9 = (1+9)+(2+8)+(3+7)+(4+6)+5=45
b, 25+44+16+15=(25+15)+(44+16)=40+60=100
Ví dụ 2:

Tính nhanh:

 5-18+23+36=(5+23)+36-18=(28+36)-18=64-18=46

Dạng 4: Giải bài tập có lời văn

Đây là một loại bài toán độc đáo, yêu cầu trẻ phải thể hiện khả năng ứng dụng cao cấp, hiểu rõ bản chất của đề bài, và sử dụng tư duy logic để giải quyết với mục tiêu đưa ra kết quả chính xác.

Ví dụ 1: Cửa hàng có 16 cái bút, cửa hàng đã bán đi 2 cái bút. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu cái bút ?

Giải:

Số bút còn lại của cửa hàng là:

16 – 2 = 14 (cái bút)

Đáp số: 14 cái bút

Ví dụ 2: Lớp 2A có 15 học sinh nam và 12 học sinh nữ. Hỏi lớp 2A có tất cả bao nhiêu học sinh cả nam và nữ?

Giải:

Lớp 2A có tất cả số học sinh cả nam và nữ là:

15 + 12 = 37 (học sinh)

Đáp số: 37 học sinh

Ví dụ 3: Một rổ trái cây có tất cả 26 quả táo và cam. Trong đó số quả cam chiếm một nửa tổng số quả. Vậy số quả táo trong rổ là bao nhiêu?

Giải:

Số quả cam có trong rổ là:

26 : 2 = 13 (quả)

Số quả táo có trong rổ là:

26 – 13 = 13 (quả)

Đáp số: 13 quả

Ví dụ 4: Một bến xe có 40 ô tô, khi một số xe ô tô rời đi, trong bến còn lại 25 xe. Hỏi có bao nhiêu ô tô đã rời bến?

Giải:

Số ô tô đã rời bến bà:

40 – 25 = 15 (ô tô)

Đáp số: 15 ô tô

Ví dụ 5: Giải bài toán trong bình có 20 lít nước, người ta rót đi 12 lít nước, hỏi trong bình còn bao nhiêu lít nước. 

Giải:

Trong bình còn lại số lít nước là: 

20 lít – 12 lít = 8 lít. 

Đáp án: 8 (lít)

Các dạng bài tập nâng cao lớp 2 (có lời giải)

Sau khi đã giải và nắm rõ thuần thục các dạng bài cơ bản, bé sẽ thử thách với các dạng bài nâng cao dưới đây để phát triển tư duy hơn nhé

Bài 1. Tìm x, biết:

  • 25 < x < 28
  • 54 < x + 2 < 65
  • 46 < x – 45 < 48

Đáp số:

  • x = 26, 27
  • x = 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62
  • x = 92

Bài 2. Một sợi dây dài 32m người ta cắt thành 4 đoạn ngắn. Hỏi mỗi đoạn dài mấy mét?

Độ dài mỗi đoạn ngắn là: 32 : 4 = 8 (m). Đáp số: 8 m

Bài 3. Tính nhanh:

  • 9 + 23 + 15 + 7 + 25 + 31
    (9+31) + (23+7) + (15+25) = 40 + 30 + 40 = 110

Đáp số: 110

  • 32 – 25 + 18 – 5 + 20
    (32+18) – (25+5) +20 = 50 – 30 +20 = 40

Đáp số: 40

Một số bài tập lớp 2 tự luyện từ cơ bản đến nâng cao

Bài 1: Đọc những số sau:

70:………………….;      50:………………….;        45:………………….
25:………………….;      14:………………….;        32:…………………
Bài 2: Tìm:

a. Số liền trước của 14
b. Số liền sau của 60
c. Tổng của hai số vừa tìm được ở phần a và phần b
d. Hiệu của hai số vừa tìm được ở phần a và phần b

Bài 3: Đặt tính rồi tính
a. 78 – 29
b. 52 +  29
c. 84 – 77
d. 55 – 39

Bài 4: Thực hiện phép tính
a. 47 + 12 – 23
b. 25 +45 +12
c. 78 -16 -12

Bài 5: Một đàn gà có tất cả 45 con, trong đó 25 gà mái. Hỏi có bao nhiêu con gà trống?

Bài 6: Hùng có 25 viên bi, Hùng cho Dũng một số viên bi, Hùng còn lại 18 viên bi. Hỏi Hùng cho Dũng bao nhiêu viên bi?

Bài 7: Một xe ô tô chở khách, trên xe có 38 người (kể cả tài xế). Đến một bến có 4 người xuống và 7 người lên. Hỏi lúc này trên xe có bao nhiêu người ?

Bài 8: Một thùng đựng 60 quả trứng. Hôm nay đi chợ, mẹ bán được 12 quả trứng gà và trong thùng còn 15 quả trứng gà nữa. Hỏi ban đầu trong thùng có bao nhiêu quả trứng mỗi loại?

Dạng bài tập điền số thích hợp vào ô trống lớp 2

Bài 1: Viết các số 7, 20, 55, 18, 90 theo thứ tự:

  1. Từ bé đến lớn: …, …, …, …, … .
  2. Từ lớn đến bé: …, …, …, …, … .

Bài 2: Điền các số tròn chục bé hơn 77

…………………………………

Bài 3: Điền kết quả đúng vào chỗ chấm sau:

Số liền trước của 30 là … 

Số liền trước của 17 là …

Số liền sau của 67 là …

Số liền sau của 44 là …

Bài 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm sau:

21 + … = 25

79 – … = 50

… + 35 = 60

… – 27 = 46

Bài 5: Viết các số sau:

Hai mươi sáu: …

Tám mươi ba: …

Năm mươi mốt: …

Chín mươi ba: …

Một trăm: …

Mười bảy: …

Bảy mươi: …

Bài 6: Tổ Hoa lan hái được 17 bông hoa, tổ Hoa mai hái được 13 bông hoa. Hỏi cả hai tổ hái được bao nhiêu bông hoa?

Bài 7: Lớp 2C có 14 học sinh nam và 18 học sinh nữ. Hỏi lớp 2C có tất cả bao nhiêu học sinh?

Đề thi HK1 Lớp 2 (Có đáp án)

Câu 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Số lớn nhất trong dãy số: 66; 67; 68; 69 là:

A. 68                       B. 67                        C. 69                        D. 66.

Câu 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

        21 giờ còn được gọi là …………

A. 9 giờ sáng            B. 4 giờ chiều           C. 3 giờ chiều           D. 9 giờ tối.

Câu 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

        Tổng của 55 và 45 là:

A. 59                       B. 90                        C. 11                        D.100.

Câu 4: Điền dấu (> , < , =) vào chỗ trống.

        50    5+36                                             45+24    24+45

Câu 5: Đặt tính rồi tính.

28 + 3543 + 48
  63 – 2891 – 43

Câu 6: Tính

        18 kg + 45 kg =                               68 kg – 22 kg = 

Câu 7: Nối phép tính với kết quả đúng:

Đề thi Học kì 1 Toán lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (5 đề)

Câu 8: Nam có 38 viên bi. Rô bốt có 34 viên bi. Hỏi Nam và Rô-bốt có tất cả bao nhiêu viên bi?

Câu 9: 

Hình bên có mấy hình tứ giác?Đề thi Học kì 1 Toán lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (5 đề)

Câu 10:

Tìm hiệu của số tròn chục lớn nhất có 2 chữ số với số nhỏ nhất có 2 chữ số giống nhau?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: C                      

Câu 2: D                 

Câu 3: D.

Câu 4:

        50 > 5 + 36                                               45 + 24 = 24 + 45

Câu 5: Đặt tính rồi tính

Đề thi Học kì 1 Toán lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (5 đề)

Câu 6: Tính: 

        18 kg + 45 kg = 63 kg                               68 kg – 22 kg = 46 kg 

Câu 7: 

Nối mỗi phép tính đúng 0,5 điểm.

Đề thi Học kì 1 Toán lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (5 đề)

Câu 8:

Nam và Rô-bốt có tất cả số viên bi là: 

38 + 34 = 72 (viên) 

Đáp số: 72 viên bi 

Câu 9: Có 3 hình tứ giác. 

Câu 10: 

Số tròn chục lớn nhất có hai chữ số là 90.

Số nhỏ nhất có hai chữ số giống nhau là 11.

Hiệu của 2 số là 90 – 11 = 79

Đáp số: 79.

Trên đây là thông tin chia sẻ về các dạng toán lớp 2 kì 1 theo chương trình mới cơ bản và nâng cao, mà các học sinh cần nắm trong quá trình học tập lớp 2, để học sinh có thể nâng cao kỹ năng học toán tư duy của mình một cách hoàn thiện. Chúc các em thành công!

Viết một bình luận