Ngành công nghệ tài chính FinTech là học gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?

Ngành công nghệ tài chính FinTech đang trở thành một trong những lĩnh vực hot nhất hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ tiên tiến. Với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn và tiềm năng phát triển trong tương lai, nhiều người đang quan tâm đến việc học ngành này ra trường sẽ làm gì? Mọi người có thể cùng Dapanchuan.com theo dõi bài viết sau để biết ngành công nghệ tài chính Fintech là học gì? Ra trường làm gì?

Ngành công nghệ tài chính là ngành gì?

Fintech hay còn gọi là ngành công nghệ tài chính, đó là sự kết hợp giữa “finance” và “technology” trong tiếng Anh. Ngày nay việc áp dụng công nghệ tiên tiến đã khiến các dịch vụ tài chính trở nên linh hoạt, tiện lợi và phù hợp hơn cho cả công ty và cá nhân trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, thanh toán, cho vay, huy động vốn từ cộng đồng và đầu tư.

Fintech còn bao gồm những khía cạnh quen thuộc với nhiều người hiện nay như blockchain, big data hay đồng tiền ảo Bitcoin. Thực tế, công nghệ tài chính đã trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Ví dụ, bạn có thể gửi tiền hoặc đăng ký thẻ tín dụng từ điện thoại thông minh của mình mà không cần đến chi nhánh ngân hàng. Bạn có thể đã sử dụng Fintech để huy động tiền cho một tổ chức mới thành lập hoặc quản lý các khoản đầu tư của mình mà không cần sự hỗ trợ của cố vấn tài chính.

Ngành công nghệ tài chính FinTech là học gì? Ra trường làm gì?
Ngành Công nghệ tài chính là ngành gì?

Thế mạnh của ngành công nghệ Tài Chính hiện nay

Ngành công nghệ tài chính ra đời đã làm thay đổi tất cả cách thức cung ứng, vận hành những dịch vụ tài chính và mô hình tổ chức đã có sẵn từ trước đến nay. Việc ứng dụng công nghệ tài chính vào đã tạo ra những mô hình kinh doanh mới, làm thay đổi các kênh phân phối sản phẩm – dịch vụ tài chính truyền thống. Sau đây là những thế mạnh của ngành công nghệ tài chính hiện nay:

  • Phục vụ nhu cầu người tiêu dùng ở khắp nơi một cách nhanh chóng, tiện lợi.
  • Tất cả khoảng cách về không gian, thời gian đã bị xóa bỏ, một doanh nghiệp hiện nay không cần thiết phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng quá nhiều mà chỉ cần tập trung đầu tư vào mảng công nghệ thông tin là có thể tiếp cận, phục vụ nhu cầu ở khắp nơi.
  • Các Big data hiện nay đang giúp những tổ chức tài chính có thể dễ dàng phân tích các hành vi của khách hàng, thu thập nhiều dữ liệu, giảm bớt chi phí hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ quá trình ra quyết định nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
  • Sự phát triển mạnh mẽ của nhiều công nghệ mới như định danh khách hàng điện tử, xác thực sinh trắc học,… đã giúp giảm bớt những thủ tục hành chính phức tạp, giúp các tổ chức tài chính có thể tiết kiệm được nguồn nhân lực, giúp mọi người tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí đi lại.
  • Tạo ra giải pháp cho nhiều người ở vùng sâu, vùng xa khó có thể tiếp cận những dịch vụ tài chính do các rào cản về thủ tục, địa lý.
  • Bên cạnh đó, fintech còn giúp nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận những dịch vụ tài chính tốt trong khi họ thường xuyên bị các ngân hàng từ chối vì không thể đáp ứng được các điều kiện về vốn, tài sản.
  • Fintech cũng góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm tài chính.
Ngành công nghệ tài chính FinTech là học gì? Ra trường làm gì?
Thế mạnh của nghành công nghệ tài chính

Triển vọng phát triển của ngành Công nghệ Tài chính

Theo Công ty Tư vấn & Quản lý toàn cầu McKinsey ở Hoa kỳ, tình trạng dịch covid-19 đã đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số trên toàn cầu lên đến 3 – 5 năm. Thị trường Fintech trên toàn thế giới được dự kiến sẽ đạt đến con số 325,3 tỷ USD nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của thanh toán kỹ thuật số, sự bùng nổ theo cấp số nhân của sàn thương mại điện tử, đầu tư vào blockchain.

Thị trường Việt Nam trong vài năm trở lại đây đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc, sâu rộng của lĩnh vực công nghệ tài chính. Thứ trưởng của Bộ Khoa Học & Công nghệ – Bùi Thế Duy cho biết hiện nay Việt Nam là một quốc gia tiên phong ở khu vực Đông Nam Á trong việc nắm bắt, tiếp cận nhiều xu hướng mới nổi lên trên thế giới. Trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy số hóa trong lĩnh vực tài chính.

Bên cạnh đó, lĩnh vực Fintech cũng là lĩnh vực thu hút đầu tư rất lớn của Việt Nam, đứng thứ 3 trong khu vực. Như vậy chúng ta có thể thấy triển vọng của ngành Fintech hiện nay là một trong những ngành đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 và được đánh giá là sẽ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong hiện tại, tương lai, dẫn đến nhu cầu về nguồn nhân lực cũng tăng cao

Ngành công nghệ tài chính là học gì? Ra trường làm gì?

Để giúp các bạn học sinh trung học phổ thông sắp thi vào đại học có thể định hình rõ hơn về ngành công nghệ tài chính (Fintech) thì sau đây là lời giải đáp cho thắc mắc về ngành công nghệ tài chính học gì? Ra trường làm gì?

Ngành công nghệ tài chính là học gì?

Nếu các bạn sinh viên theo học ngành công nghệ tài chính thì sẽ được các trường đại học trang bị cho những kiến thức lý thuyết, kỹ thuật, dư duy phản biện trong việc áp dụng những công nghệ tiên tiến vào các dịch vụ tài chính trong ngành công nghệ tài chính. Cụ thể khi theo học ngành công nghệ tài chính, sinh viên sẽ được học những môn học sau:

  • Nghiên cứu về dữ liệu lớn, trí tuệ kinh doanh: Giúp sinh viên phát triển khả năng thiết kế, triển khai các ứng dụng của cơ sở dữ liệu, dữ liệu lớn và phân tích để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh. Sinh viên cũng được học về các vấn đề và công nghệ liên quan đến việc triển khai, hỗ trợ cơ sở dữ liệu với quy mô lớn và các dịch vụ cần thiết để duy trì, truy cập kho dữ liệu.
  • Kỹ thuật ngôn ngữ lập trình thông minh và học máy: Giúp sinh viên sử dụng thành thạo các kỹ thuật tính toán, xây dựng các thuật toán và các hệ thống thích ứng linh hoạt với đa dạng trường hợp.
  • Nhu cầu và trải nghiệm người dùng: Môn học này tập trung vào thiết kế các trải nghiệm người dùng và xây dựng những mẫu phần mềm để phát triển các dịch vụ FinTech thích hợp.
  • Kinh doanh kỹ thuật số: Giúp sinh viên tìm hiểu về những lợi ích và tác động của những công nghệ kỹ thuật số đối với các công ty khởi nghiệp.
Ngành công nghệ tài chính FinTech là học gì? Ra trường làm gì?
Ngành công nghệ tài chính là học gì? Ra trường làm gì?

Học ngành công nghệ tài chính ra trường làm gì?

Khi theo học ngành công nghệ tài chính, các bạn sinh viên hiện nay có thể yên tâm về chất lượng đầu ra vì ngành này sau khi ra trường có cơ hội việc làm cao ở các doanh nghiệp khắp cả nước. Cụ thể là những nghề sau:

Kỹ sư phần mềm hoặc lập trình viên

Kỹ sư phần mềm chính là một trong các vai trò quan trọng nhất khi nhắc tới việc đưa công nghệ mới vào đời sống. Kỹ sư phần mềm hay nghề lập trình viên sẽ thường xuyên tiếp cận với trí tuệ nhân tạo, blockchain, big data,… Họ cần thành thạo nhiều loại ngôn ngữ lập trình như Python, Java, C++, PHP, HTML,… để vận dụng vào viết mã code trên các trang web, thiết bị di động và chuyển đổi dễ dàng giữa 2 loại này.

Chuyên viên phân tích tài chính

Chuyên viên phân tích tài chính cũng là một nghề nghiệp hấp dẫn trong ngành công nghệ tài chính hiện nay. Nhà phân tích tài chính sẽ giúp một công ty có thể nắm bắt rõ những xu hướng, cơ hội thị trường dựa vào thông tin được cung cấp sẵn hoặc tự đi cập nhật, tìm hiểu thông tin. Nói chung là bạn cần có bằng cấp về công nghệ tài chính và kế toán thì mới làm được nghề này sau khi ra trường.

Chuyên gia phân tích dữ liệu

Có khá nhiều người hiện nay theo học ngành công nghệ tài chính và ra trường đảm nhận các vị trí chuyên gia phân phân tích dữ liệu. Cụ thể những nhà phân tích dữ liệu sẽ lấy các thông tin thô để đem đi xử lý và phân tích để biến nó thành các thông tin có giá trị cho hoạt động của doanh nghiệp. Những thông tin này sẽ giúp công ty có thể nâng cao chất lượng trải nghiệm dịch khách hàng ngày càng tốt hơn.

Chuyên gia an ninh mạng

Các công ty Fintech hàng ngày phải xử lý khá nhiều dữ liệu tài chính cá nhân mang tính chất nhạy cảm nên luôn cần một nơi lưu trữ an toàn. Vì vậy các chuyên gia về an ninh mạng sẽ có trách nhiệm đảm bảo cho các ứng dụng phần mềm, hệ thống được bảo mật để ngăn chặn những dữ liệu quan trọng có thể bị lọt ra ngoài và rơi vào tay những thành phần xấu.

Giám đốc phát triển kinh doanh

Ngoài ra, khi học ngành công nghệ tài chính thì các bạn sau khi ra trường cũng có cơ hội trở thành giám đốc phát triển kinh doanh của một công ty. Vị trí này sẽ đảm nhiệm các công việc như giám sát, đảm bảo sự phát triển ổn định của toàn bộ doanh nghiệp Fintech ở tất cả các giai đoạn, từ khi phát triển dự án kinh doanh cho đến khi ra mắt thị trường. Vai trò của họ chính là đảm bảo thành công cho sản phẩm của doanh nghiệp và tổng thể lợi nhuận tài chính.

Nhà thiết kế trải nghiệm, giao diện cho người dùng (UX/ UI)

Chuyên viên thiết kế trải nghiệm của người dùng hay chuyên viên thiết kế giao diện cho người dùng sẽ xác định cách mà một ứng dụng phần mềm sẽ trông như thế nào và nó sẽ hoạt động như thế nào từ phía quan điểm khách hàng. Các ứng dụng này phải dễ sử dụng, dễ điều hướng để từ đó tối đa hóa sự tương tác của các người dùng.

Ngoài ra, những nghề nghiệp trong ngành công nghệ tài chính ở trên không chỉ yêu cầu những kỹ năng cứng về chuyên môn mà còn đòi hỏi nhiều kỹ năng mềm như những ngành khác như kỹ năng học hỏi liên tục, kỹ năng giải quyết các vấn đề, kỹ năng chia sẻ ý tưởng, kỹ năng giao tiếp và hòa nhập,…

Học ngành công nghệ tài chính ra trường lương bao nhiêu?

Mức lương trong ngành Công nghệ tài chính phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kinh nghiệm và năng lực của nhân viên. Để có mức lương cao hơn, nhân viên cần có trình độ chuyên môn tốt, kỹ năng làm việc hiệu quả và khả năng giải quyết vấn đề tốt.

Trung bình, mức lương cho các vị trí trong ngành Công nghệ tài chính tại Việt Nam hiện nay là khoảng trên 15 triệu đồng một tháng. Tuy nhiên, các vị trí quản lý hoặc có kinh nghiệm và năng lực cao có thể kiếm được mức lương cao hơn. Bên cạnh đó, các chuyên gia công nghệ tài chính cũng có nhiều cơ hội để làm việc với các tập đoàn và công ty nước ngoài, từ đó có thể tăng thu nhập và mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Ngành công nghệ tài chính FinTech là học gì? Ra trường làm gì?
Học ngành Công nghệ Tài chính ra trường lương bao nhiêu?

Ngành công nghệ Tài chính xét khối thi nào?

Ngành Công nghệ Tài chính hiện nay đang xét tuyển theo các khối thi phổ biến sau:

  • A00 (Toán – Lý – Hóa)
  • A01 (Toán – Lý – Anh)
  • D01 (Toán – Văn–Anh)
  • C01 (Toán – Văn – Lý)
  • D07 (Toán- Hoá-Anh)

Ngoài ra, ngành công nghệ tài chính còn tuyển sinh theo nhiều phương thức mới theo đề án tuyển sinh riêng của từng trường, như xét kết quả thi đánh giá năng lực, xét tuyển tổng hợp…

Học ngành công nghệ tài chính tại trường nào ?

Tại Việt Nam, ngành Công nghệ tài chính vẫn đang trong giai đoạn phát triển và để đáp ứng nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này, nhiều trường đại học đã mở rộng các ngành học liên quan, bao gồm Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế Luật TPHCM, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Ngân hàng TPHCM, Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF),…

Ngành công nghệ tài chính FinTech là học gì? Ra trường làm gì?
Nên học ngành công nghệ tài chính tại trường nào?

Bên cạnh đó, ở các quốc gia phương Tây, ngành Công nghệ tài chính đã và đang phát triển mạnh mẽ và nhận được sự đầu tư lớn. Nếu bạn quan tâm đến các khóa đào tạo ngành này ở nước ngoài, các bạn có thể chọn các điểm đến như Mỹ, Úc, Canada, Anh…. Các khóa đào tạo tại các quốc gia này cung cấp cho học viên nhiều kiến thức chuyên sâu và kỹ năng cần thiết để phát triển trong lĩnh vực Công nghệ tài chính.

Nếu mọi người muốn biết thêm thông tin chi tiết về những ngành nghề, lĩnh vực khác thì có thể theo dõi https://appfintech.edu.vn/ để biết ngành học nào phù hợp với mình và có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Hy vọng những bài viết trên đã giúp mọi người biết được ngành công nghệ tài chính FinTech là học gì? Ra trường làm gì? Tóm lại, Công nghệ tài chính (FinTech) là một trong những ngành đang trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm của nhiều người trẻ hiện nay. Với sự kết hợp giữa lĩnh vực tài chính và công nghệ, FinTech đã tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới, giúp cải thiện và tối ưu hóa hoạt động trong lĩnh vực tài chính.

Xem thêm:

Viết một bình luận