Ôn tập các biện pháp tu từ từ vựng, cú pháp, đảo ngữ

Với những lời yêu cầu của các bạn học sinh muốn Ôn tập các biện pháp tu từ từ vựng, cú pháp, đảo ngữ thì ngày hôm nay chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức về các biện pháp tu từ nhé.

Biện pháp tu từ là gì?

Các biện pháp tu từ là nội dung quan trọng trong chương trình học ngữ văn của các bạn học sinh. Biện pháp tu từ cũng thường xuyên được các giáo viên văn học đưa vào trong các bài tập đọc hiểu, xác định những biện pháp tu từ và phân tích tác phẩm văn học…

Biện pháp tu từ là cách sử dụng từ ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm

Mục đích của biện pháp tu từ là gì? – So với việc sử dụng ngôn ngữ thông thường, sử dụng biện pháp tu từ giúp tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm.

Trong chương trình ngữ văn, học sinh được làm quen rất nhiều biện pháp tu từ. Trong đó, có 12 biện pháp tu từ thường gặp nhất trong các nội dung luyện từ cũng như phân tích tác phẩm văn học, bao gồm:

Nhân hóa

So sánh

Đảo ngữ

Ẩn dụ

Hoán dụ

Nói quá

Điệp ngữ

Liệt kê

Chơi chữ

Câu hỏi tu từ

Dấu chấm lửng

Nói giảm, nói tránh

Ôn tập các biện pháp tu từ cú pháp

Đảo ngữ, lặp cấu trúc, chêm xen, câu hỏi tu từ, phép đối là một trong những biện pháp tu từ cú pháp thường gặp.

Biện pháp tu từ đảo ngữ

Biện pháp tu từ đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu văn. Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ là làm thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh gây ấn tượng về nội dung biểu đạt mà tác giả muốn người đọc hướng đến.

– Ví dụ: “lom khom dưới núi, tiều vài chú / lác đác bên sông, rợ mấy nhà” – thơ Bà Huyện Thanh Quan

– Giải nghĩa: Câu bình thường “Dưới núi vài chú tiều lom khom / bên sông lác đác rợ mấy nhà”.

“Lom khom”, “lác đác” đảo lên đầu câu để nhấn mạnh sự vắng vẻ, heo hút, thể hiện nỗi cô đơn, hiu quạnh sâu kín trong tâm hồn nghệ sĩ.

Biện pháp tu từ chêm xen

Biện pháp tu từ chêm xen là sẽ chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.

Ví dụ:

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

(Quê hương – Giang Nam)

=> Biện pháp tu từ chêm xen làm bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ngạc nhiên, xúc động, yêu mến,… một cách kín đáo.

Biện pháp tu từ lặp cấu trúc

Biện pháp tu từ lặp cấu trúc là biện pháp tu từ được tạo ra những câu văn đi liền nhau trong văn bản với cùng một kết cấu nhằm nhấn mạnh ý và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản

– Ví dụ: “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một” [Hồ Chí Minh]

=> Biện pháp tu từ lặp cấu trúc làm sự khẳng định trở nên hùng hồn, đanh thép về sự đoàn kết, thống nhất ý chí của nhân dân ta.

“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta”

[Đất nước – Nguyễn Đình Thi]

=> Biện pháp tu từ lặp cấu trúc làm sự khẳng định chủ quyền dân tộc trở nên mạnh mẽ, bộc lộ niềm tự hào, vui sướng,….

Biện pháp tu từ phép đối

Biện pháp tu từ phép đối là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói.

Sự đối lập giữa hai câu có kết cấu bình thường và những câu có kết cấu sóng đôi trong một văn bản đã tạo nên những sắc thái biểu cảm đặc sắc; bổ sung và phát triển cho ý hoàn chỉnh; tạo sự cân đối hài hòa.

Có 2 kiểu: đối tương phản [ý trái ngược nhau]; đối tương hỗ [bổ sung ý cho nhau]

Ví dụ:

Ta/ dại /ta/ tìm/ nơi/ vắng vẻ
Người/ khôn/ người/ đến/ chốn/ lao xao”

[Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm]

Hi vọng với bài viết Ôn tập các biện pháp tu từ từ vựng, cú pháp, đảo ngữ sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức vận dụng vào các bài tập làm văn nhé

Viết một bình luận