Kim loại kiềm thổ là gì, hóa trị mấy ?

Kim loại kiềm thổ là gì, hóa trị mấy ? đó là những thắc mắc của các bạn học sinh khi tiếp xúc vớ bộ môn hóa học. Hiều được điều này, dapanchuan.com sẽ giúp tìm hiểu về kim loại kiềm thổ 1 cách chi tiết nhất nhé.

Kim loại kiềm thổ là gì?

Kim loại kiềm thổ là một dãy những nguyên tố trong nhóm nguyên tố 2 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Điển hình của kim loại kiềm thổ có thể kể đến như Berili (Be), Magiê (Mg), Canxi (Ca), Strontium (Sr), Radium (Ra), Bari (Ba).

Các kim loại kiềm thổ được đặt tên theo các ôxít của nó. Với các đất kiềm, có tên gọi cũ là berilia, magiêsia, strontia và baryta, vôi sống.

Các kim loại này được gọi là kiềm thổ là vì những tính chất trong tự nhiên trung gian của nó giữa các chất kiềm (còn gọi là ôxít của các kim loại kiềm) và các loại đất hiếm (còn gọi là ôxít của các kim loại đất hiếm)

Vị trí cấu tạo của kim loại kiềm thổ

Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn hóa học. Cụ thể, trong một chu kì, kiềm thổ đứng sau kim loại kiềm. Kim loại kiềm thổ bao gồm: Beri (Be); Magie (Mg); Canxi (Ca); Stronti ( Sr); Bari (Ba) hay Rađi (Ra) (Trong đó Rađi là nguyên tố phóng xạ không bền).

Tính chất vật lý của kim loại kiềm thổ

Màu sắc: Kim loại kiềm thổ có màu sắc trắng bạc hoặc xám nhạt.

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thổ tương đối thấp.

Độ cứng có cao hơn kim loại kiềm nhưng so ra thì kim loại kiềm thổ vẫn thấp.

Khối lượng riêng của kim loại kiềm thổ tương đối nhỏ, là những kim loại nhẹ hơn nhôm (trừ Ba)

Chú ý: Ngoại trừ Be và Mg, nhìn chung các kim loại kiềm thổ tự do và hợp chất dễ bay hơi, kim loại kiềm thổ sẽ cháy khi có ngọn lửa không màu tác dụng và sẽ làm cho ngọn lửa có màu đặc trưng.

Ca : Màu đỏ da cam

Sr : Màu đỏ son

Ba : Màu lục hơi vàng

Mạng tinh thể

Be, Mg: lục phương

Ca: lập phương tâm diện

Ba: lập phương tâm khối

Sr: lập phương tâm diện

Các đại lượng vật lý của nhóm IIA biến đổi không theo quy luật và một số tính chất hóa học thể hiện khác nhau.

Trạng thái tự nhiên

Đôlomit: CaCO3.MgCO3

Canxi: CaCO3

Magierit: MgCO3

Đá xà vân: MgSiO3

Tính chất hóa học của kim loại kiềm thổ

Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh, yếu hơn so với kim loại kiềm. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng từ Be→Ba

M−2e → M2+

Tác dụng với phi kim

Khi đốt nóng trong không khí, các kim loại kiềm thổ đều bốc cháy tạo oxit, phản ứng phát ra nhiều nhiệt.

Ví dụ :

2Mg + O2 → 2MgO ΔH=−610KJ/mol

Trong không khí ẩm Ca, Sr, Ba tạo nên lớp cacbonat (phản ứng với không khí như oxi) cho nên cần cất giữ các kim loại này trong bình rất kín hoặc dầu hỏa khan.

Khi đun nóng, tất cả các kim loại kiềm thổ tương tác mãnh liệt với halogen, nitơ, lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic.

Ví dụ:

Ca+Cl2→CaCl2

2Mg+Si→Mg2Si

Do có ái lực lớn hơn oxi, khi đun nóng các kim loại kiềm thổ khử được nhiều oxit bền (CO2,SiO2,Al2O3,Cr2O3,…).

Ví dụ:

2Mg + CO2→2 MgO + C

Tác dụng với axit

Tác dụng với HCl,H2SO4(l) : Kim loại kiềm khử ion H+ thành H2

Mg + 2H+ → Mg2+ + H2

Tác dụng với HNO3,H2SO4 đặc : Khử N5+,S6+ thành các hợp chất mức oxi hoá thấp hơn.

4Ca + 10HNO3(l)→ 4Ca(NO3)2+ NH4NO3+ 3H2O

Mg + 4HNO3(d) → Mg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Tác dụng với nước

Ca, Sr, Ba tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch bazơ: Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Mg không tan trong nước lạnh, tan chậm trong nước nóng tạo thành MgO: Mg + H2O→ MgO + H2

Be không tan trong nước dù ở nhiệt độ cao vì có lớp oxit bền bảo vệ. Nhưng Be có thể tan trong dung dịch kiềm mạnh hoặc kiềm nóng chảy tạo berilat:

Be + 2NaOH + 2H2O → Na2[Be(OH)4]+H2
Be + 2NaOH(nc)→ Na2BeO2 + H2

Ứng dụng và điều chế kim loại kiềm thổ

Kim loại Be: Được dùng làm chất phụ gia để chế tạo hợp kim có tính đàn hồi cao, bền, chắc, không bị ăn mòn.

Kim loại Ca: Được dùng làm chất khử để tách oxi, lưu huỳnh ra khỏi thép, làm khô 1 số hợp chất hữu cơ.

Kim loại Mg: Có nhiều ứng dụng hơn cả, cụ thể là tạo hợp kim có tính cứng, nhẹ, bền để chế tạo máy bay, tên lửa, ôtô… Bên cạnh đó, Mg còn được dùng để tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ. Bột Mg trộn với chất oxi hóa dùng để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm dùng trong pháo sáng, máy ảnh.

Kim loại kiềm hóa trị mấy ?

Có sáu kim loại kiềm thổ. Theo thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử, chúng là:

Berili (Be) – hóa trị II

Magiê (Mg) – hóa trị I hoặc – hóa trị II

Canxi (Ca) – hóa trị II

Strontium (Sr) – hóa trị II

Radium (Ra)- hóa trị II

Bari (Ba) – hóa trị II

Hầu hết các Kim loại kiềm thổ mang hóa trị II

Mong rằng một ít thông tin trên đây sẽ giúp bạn học sinh có thêm kiến thức về Kim loại kiềm thổ là gì, hóa trị mấy ? rồi nhé. Chúc các bạn học sinh học tập thật tốt

Viết một bình luận