Kim loại kiềm là gì, hóa trị mấy, tác dụng với nước ?

Kim loại kiềm là gì, hóa trị mấy, tác dụng với nước ? là những câu hỏi thường được các giáo viên hay hỏi trong tiết kiểm tra miệng. Vì thế với bài viết ngày hôm nay, Dapanchuan.com sẽ giúp bạn hệ thống lại kiến thức về kim loại kiềm để bạn có thể dễ dàng vượt qua những tiết kiểm tra miệng hay kiểm tra 15 phút của các giáo viên môn hóa.

Kim loại kiềm là gì

Các kim loại kiềm là các nguyên tố nằm ở nhóm IA của bảng tuần hoàn (cột đầu tiên). Đặc điểm chính mà các nguyên tố này có chung là chúng đều có một electron ở lớp vỏ electron ngoài cùng. Electron đơn độc này được liên kết lỏng lẻo, làm cho nó trở thành một tập hợp các nguyên tố kim loại phản ứng.

Các kim loại kiềm là những kim loại điển hình, có màu trắng bạc, ánh kim, nhẹ, mềm. Từ Li đến Cs, khối lượng riêng và độ cứng tăng dần, nhưng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm dần.

Khi đốt hợp chất của chúng, ngọn lửa có màu đặc trưng: Li – tím đỏ, Na – vàng, K-tím, Rb – tím hồng, Cs – xanh da trời. Là những kim loại hoạt động mạnh, tính hoạt động tăng từ Li đến Cs.

Phản ứng được với hầu hết các nguyên tố phi kim và nhiều kim loại, trong các hợp chất có mức oxi hoá +1. Trong tự nhiên, không ở trạng thái tự do. Điều chế bằng cách điện phân các muối clorua nóng chảy. Rb, Cs được điều chế bằng cách dùng kim loại canxi (Ca) khử các muối clorua ở nhiệt độ cao (700oC) trong chân không.

Các kim loại kiềm

Hiđro

Liti(Li)

Natri(Na)

Kali(K)

Rubidi (Rb)

Cesium (Cs)

Francium(Fr)

Chắc các bạn đang thắc mắc tại sao Hidro lại có mặt trong danh sách các kim loại kiềm đúng không nào? Và sau đây là câu giải thích: Hidrro là một kim loại kiềm khi nó được tìm thấy ở trạng thái kim loại. Ở nhiệt độ và áp suất thông thường, hydro xuất hiện ở dạng khí và có các tính chất của một phi kim.

Kim loại kiềm hóa trị mấy

Hiđro – hóa trị I

Liti(Li)- hóa trị I

Natri(Na) – hóa trị I

Kali(K)- hóa trị I

Rubidi (Rb)- hóa trị I

Cesium (Cs)- hóa trị I

Francium(Fr)- hóa trị I

=> Các kim loại kiềm mang hóa trị 1

Tính chất hóa học của kim loại kiềm

Các nguyên tử kim loại kiềm đều có năng lượng ion hóa I1 thấp và thế điện cực chuẩn E0 có giá trị rất âm. Vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh.

Kim loại kiềm tác dụng với phi kim

Hầu hết các kim loại kiềm có thể khử được các phi kim.

Thí dụ: kim loại Na cháy trong môi trường khí oxi khô tạo ra natri peoxit Na2O2. Trong hợp chất peoxit, oxi có số oxi hóa -1:

2Na + O2 -> Na2O2 (có sự tác động của nhiệt độ)

Kim loại kiềm tác dụng với axit

Các kim loại kiềm đều có thể khử dễ dàng ion H+ của dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng) thành khí H2 (phản ứng gây nổ nguy hiểm): 2Li + 2HCl → 2LiCl + H2↑

Dạng tổng quát: 2M + 2H+ → 2M+ + H2↑

Kim loại kiềm tác dụng với nước

Kim loại kiềm khử được nước dễ dàng, giải phóng khí hiđro: 2Na + 2H2O → 2NaOH (dd) + H2↑

Dạng tổng quát: 2M + 2H2O → 2MOH (dd) + H2↑

Do vậy, các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa.

Ứng dụng của im loại kiềm

Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng.

Kim loại xesi dùng chế tạo tế bào quang điện.

Kim loại kiềm được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ.

Kim loại kiềm được dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện.

Các kim loại kali, natri dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài lò phản ứng hạt nhân.

Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiếp bị báo cháy,…

Mong rằng với kiến thức bên trên các bạn đã có thể hiểu về Kim loại kiềm là gì, hóa trị mấy, tác dụng với nước ? rồi nhé. Hi vọng các bạn sẽ học tập thật tốt.

Viết một bình luận