Công thức cách tính đường chéo trong hình chữ nhật – kèm lời giải

Công thức cách tính đường chéo trong hình chữ nhật là một trong những công thức khá phổ biến trong quá trình áp dụng bài tập hình học. Để hiểu rõ hơn về nền tảng cơ bản cho những bài tập liên quan đến đường chéo hình chữ nhật này mọi người cùng dapanchuan.com nhà tớ theo dõi bài viết ngay sau đây nhé!

Lý thuyết chung về hình chữ nhật

Hình chữ nhật là gì?

Hình chữ nhật trong hình học Euclid là một tứ giác có bốn góc vuông. Từ định nghĩa ta có thể thấy được là hình chữ nhật này là hình tứ giác lồi có bốn góc vuông hay hình bình hành có 1 góc vuông.

Hình chữ nhật cũng là một hình bình hành và cũng là một hình thang cân nên nó có tất cả các tính chất của 2 tứ giác này.

Trong hình chữ nhật góc A = B = C = D = 90 độ

Tính chất chung của hình chữ nhật

+Trong hình chữ nhật, hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

+Có tất cả tính chất của hình thang cân và hình bình hành

+Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung tuyến mỗi đường. Đồng thời tạo ra 4 tam giác cân

+Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nữa cạnh huyền.

Đường chéo hình chữ nhật

Đường chéo hình chữ nhật được định nghĩa là đường thẳng nối hai góc đối diện của hình chữ nhật. Mỗi hình chữ nhật có hai đường chéo với độ dài bằng nhau.

Đường chéo hình chữ nhật

Đặc điểm đường chéo hình chữ nhật

Đường chéo hình chữu nhật có những đặc điểm và tính chất mà cần thuộc lòng và luu ý để áp dungjt rong bài tập lượng giác sau đây:

+Độ dài hai đường chéo hình chữ nhật bằng nhau

+Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

+Hai đường chéo cắt nhau và tạo ra 4 tam giác cân

+Hai đường chéo chữ nhật vuông góc với nhau là hình vuông (dấu hiệu nhận biệt hình vuông)

Công thức cách tính đường chéo trong hình chữ nhật

Có hai cách để tính đường chéo hình chữ nhật là: trường hợp biết độ dài cạnh hình chữ nhật và trường hợp biết được diện tích chu vi hình chữ nhật. Cụ thể, mọi người cùng theo dõi ngay phần tiếp theo.

Trường hợp 1: Biết độ dài cạnh hình chữ nhật

Bài tập theo công thức: Cho hình chữ nhật ABCD có AB=CD=a, BC=AD=b. Tính đường chéo AC và BD.

Công thức cách tính đường chéo trong hình chữ nhật khi biết độ dài cạnh

Trường hợp 2: Biết diện tích, chu vi hình chữ nhật

Bài tập theo công thức: Cho hình chữ nhật ABCD, có diện tích ABCD bằng S, chu vi ABCD bằng P. Tính đường chéo AC và BD.

Công thức cách tính đường chéo trong hình chữ nhật khi biết diện tích và chu vi

Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật

Trong mỗi đề bài, đôi khi người ta sẽ không lý giải và cho sẵn một hình chữ nhật mà phải chứng mình đó là hình chữ nhật sau đó mói đi tìm đường chéo. Chính vì thế mà dấu hiệu nhận biết về hình chữ nhật là một trong những kiến thức không thể thiếu, mọi người nắm kỹ kiến thức như sau:

+Tứ giác có 3 góc vuông là hình chữ nhật

+Hình thang cận có một góc vuông là hình chữ nhật

+Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật

+Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật

Trên đây là toàn bộ kiến thức về công thức cách tính đường chéo trong hình chữ nhật dành đến bạn đọc. Mọi người cần nắm rõ công thức để áp dụng vào bài tập một cách nhanh chóng và chính xác nhật. Hi vọng các bạn sẽ thấy hình học thật dễ và thú vị hơn sau những đáp án mà nhà tớ đưa ra. Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!

Viết một bình luận