Mangan (Mn) là gì, hóa trị mấy, kim loại hay phi kim ? đó là câu hỏi của khá nhiều các bạn học sinh quan tâm. Với bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn giải đáp và tìm hiểu toàn bộ thông tin về Mangan (Mn) nhé các bạn.
Mangan (Mn)là gì?
Mangan là một nguyên tố có số nguyên tử 25 trong bảng tuần hoàn và hóa học có công thức là Mn . Mangan là kim loại màu trắng xám, giống sắt. Nó là kim loại cứng và rất giòn, khó nóng chảy, nhưng lại bị ôxi hóa dễ dàng.
Mangan phosphat được dùng để xử lý gỉ và chống ăn mòn trên thép. Tùy theo trạng thái oxy hóa của Mangan (Mn), các ion mangan có nhiều màu khác nhau và được dùng làm thuốc nhuộm trong công nghiệp. Các permanganat với các kim loại kiềm và kiềm thổ là các chất oxy hóa mạnh. Mangan dioxide được dùng làm vật liệu catốt trong các pin và pin khô kiềm và tiêu chuẩn.
Mangan (Mn)là kim loại hay phi kim
Mangan (Mn) là kim loại. Mangan (Mn) lần đầu được các nhà nghiên cứu tìm thấy khi ở dạng tự do trong tự nhiên (đôi khi kết hợp với sắt), và trong một số loại khoáng vật. Ở dạng nguyên tố tự do,Mangan (Mn) là kim loại quan trọng trong các hợp kim công nghiệp, đặc biệt là thép không rỉ.
Mangan (Mn)có hóa trị mấy
Mangan (Mn)có hóa trị mấy phổ biến của nó là II, III, IV, VI, VII…, mặc dù Mangan (Mn)có trạng thái oxy hóa +1 đến +7 đã được ghi nhận. Mn2+ thường tương tác với Mg2+ trong các hệ thống sinh học, và các hợp chất có mangan mang trạng thái oxy hóa +7 là những tác nhân oxy hóa mạnh như Mn2O7. Các hợp chất có trạng thái oxy hóa +5 (lam) và +6 (lục) là các chất oxy hóa mạnh.
Tính chất vật lí của Mangan (Mn)
Là kim loại màu trắng xám (dạng về ngoài giống với sắt)
Có 1 số dạng thù hình khác nhau về mạng lưới tinh thể và tỉ khối (bền nhất ở nhiệt độ thường là dạng α với mạng lưới lập phương tâm khối).
Mangan là kim loại khó nóng chảy; khó sôi. Cụ thể: Nhiệt độ sôi: 2080oC; nhiệt độ nóng chảy: 1244oC.
Mangan tinh khiết dễ cán, dễ rèn nhưng chứa tạp chất trở nên cứng và giòn nhưng bị ôxi hóa dễ dàng. Mangan kim loại chỉ có từ tính sau khi đã qua xử lý đặc biệt.
Tính chất hóa học
– Trạng thái ôxi hóa phổ biến của nó là +2, +3, +4, +6 và +7. Trạng thái ôxy hóa ổn định nhất là mangan +2.
Mangan có tính khử khá mạnh.
Tác dụng với phi kim
– Tác dụng trực tiếp được với nhiều phi kim.
Tác dụng với O2
– Mn dễ bị oxi hóa trong không khí nhưng do màng oxit Mn2O3 được tạo ra đã bảo vệ cho kim loại, không để kim loại bị oxi hóa kể cả khi đun nóng.
– Mn ở dạng bột + O2 → oxit
Tác dụng với F2 và Cl2
Ngoài ra, còn tác dụng với S, N2; P; C; Si…
Do tác dụng dễ dàng được với các phi kim ở nhiệt độ cao nên Mn được dung làm chất loại oxi trong luyện kim.
Tác dụng với axit
Tác dụng với HCl và H2SO4 loãng
Mn + 2HCl → MnCl2 + H2 (bột)
Tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc
Mn + 2H2SO4 → MnSO4 + SO2 + 2H2O. (đặc)
3Mn + 8HNO3 → 3Mn(NO3)2 + 2NO + 4H2O. (loãng, nóng)
Tác dụng với nước
Mn (bột) + 2H2O (hơi) → Mn(OH)2 + H2 .
Ứng dụng của Mangan (Mn)
Mangan có vai trò quan trọng trong sản xuất sắt thép vì có tác dụng khử lưu huỳnh, khử ôxi, và mang những đặc tính của hợp kim.
Kali pemanganat là chất ôxi hóa mạnh, dùng làm chất tẩy uế trong hóa học và y khoa.
Mangan là thành phần chủ yếu trong việc sản xuất thép không rỉ với chi phí thấp, và có trong hợp kim nhôm. Nó còn được thêm vào dầu hỏa để giảm tiếng nổ lọc xọc cho động cơ. Mangan đioxít được sử dụng trong pin khô, hoặc làm chất xúc tác.
Hi vọng với bài viết Mangan (Mn) là gì, hóa trị mấy, kim loại hay phi kim sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều kiến thức mới. Chúc các bạn học tập vui vẻ